+Aa-
    Zalo

    Doanh nghiệp không trụ nổi với lãi vay: Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hành

    (ĐS&PL) - Doanh nghiệp kiến nghị ngân hàng đồng hành vượt qua "cơn bão" hiện nay bằng cách giảm lãi vay để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại.

    Khó vay vì lãi cao

    Theo báo Tuổi trẻ, tại hội nghị "Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ" do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và UBND TP.HCM tổ chức chiều 11/5, các doanh nghiệp đã kiến nghị NHNN giảm thêm lãi suất điều hành để đẩy nhanh hơn nữa việc giảm lãi suất cho vay.

    doanh nghiep khong tru noi voi lai vay nhnn se can nhac giam lai suat dieu hanh
    NHNN và UBND TP.HCM tổ chức hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” chiều 11/5. Ảnh: NHNN.

    Bà Lý Kim Chi, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho biết dù NHNN đã 2 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất cho vay cũng đã hạ nhiệt nhưng chưa nhiều, xoay quanh mức 10%/năm. Thêm vào đó NHNN nên đề nghị các ngân hàng khi đánh giá lại tài sản thế chấp, khả năng trả nợ khi xét duyệt cho vay cần "nhẹ tay" hơn.

    "Chúng tôi kiến nghị NHNN nên giảm lãi suất điều hành thêm 0,5%/năm ngay trong tháng 5 này để thúc đẩy hơn nữa việc giảm lãi suất cho vay. Không nên vì thị trường bất động sản đóng băng mà giảm tỷ lệ phê duyệt cho vay vì như thế doanh nghiệp khó lại chồng khó", bà Chi nói.

    Nhiều đại biểu cho rằng có tình trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua chưa phát huy được tác dụng. Theo bà Huỳnh Thị Phúc, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua nhiều doanh nghiệp quá khó khăn đã phải bán tài sản đảm bảo để duy trì sản xuất. Một số ngân hàng đã đưa ra các gói vay ưu đãi nhưng doanh nghiệp không đạt được các điều kiện để tiếp cận.

    Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khi lắp ráp Khuôn Việt cũng bày tỏ mong muốn NHNN, Chính phủ và các bộ ngành cùng doanh nghiệp vượt qua "cơn bão" hiện nay bằng cách giảm lãi vay, giảm thuế VAT, giãn nợ... để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại – theo Tri thức trực tuyến.

    Trong tháng 4 cả nước có 5.837 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 69,1% so với tháng trước và tăng 55,2% so với cùng kỳ năm trước; và 1.509 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 23% so với năm trước.

    Sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hành

    Theo Tri thức trực tuyến, sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ ngành ngân hàng rất mong muốn giải quyết tất cả kiến nghị từ doanh nghiệp và người dân.

    Tuy nhiên, bà cũng mong nhận được sự chia sẻ và thấu hiểu, bởi các chính sách từ phía NHNN có tính đặc thù, phải đảm bảo cùng lúc nhiều mục tiêu như vừa giảm lãi suất, vừa mở rộng lãi suất, vừa phải ổn định tỷ giá, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng...

    Các ngân hàng thương mại cũng là những doanh nghiệp đặc thù, cần có các giới hạn, quy định trong hoạt động để hạn chế rủi ro dây chuyền cho toàn hệ thống và các bên liên quan.

    doanh nghiep khong tru noi voi lai vay nhnn se can nhac giam lai suat dieu hanh1
    Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: NHNN.

    Dù vậy, Thống đốc nhấn mạnh NHNN không có chủ trương thắt chặt tín dụng. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục nỗ lực trong điều hành lãi suất.

    Dĩ nhiên, bà cũng lưu ý tổ chức tín dụng nào có tình hình tài chính tốt mới có thể giảm mạnh lãi suất, nếu không chỉ có thể giảm thấp hoặc chưa thể giảm ngay. Bà kêu gọi các ngân hàng trong phạm vi và khả năng cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn và chia sẻ với doanh nghiệp, người dân.

    Cũng tại hội nghị, bà đánh giá một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm thời gian qua là hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn. Do đó, bên cạnh chính sách tiền tệ, tài khóa, bà kiến nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.

    Mặt khác, bà cũng dẫn lại nhận xét của các chuyên gia quốc tế rằng doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Điều này gây khó khăn, dễ dẫn đến hiệu ứng domino cho cả ngành ngân hàng. Do đó, bà cho rằng cần tiếp tục phát triển thị trường vốn, trong đó có thị trường trái phiếu, khi đó các ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-nghiep-khong-tru-noi-voi-lai-vay-ngan-hang-nha-nuoc-se-can-nhac-giam-lai-suat-dieu-hanh-a575181.html
    Giá điện tăng: Mối lo mới cho doanh nghiệp

    Giá điện tăng: Mối lo mới cho doanh nghiệp

    Nhiều doanh nghiệp cho biết không bất ngờ trước thông tin tăng giá điện, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn về đơn hàng, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giá điện tăng: Mối lo mới cho doanh nghiệp

    Giá điện tăng: Mối lo mới cho doanh nghiệp

    Nhiều doanh nghiệp cho biết không bất ngờ trước thông tin tăng giá điện, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn về đơn hàng, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.