+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản

    (ĐS&PL) - Tại phiên họp sáng 9/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt Chính phủ báo cáo giải trình những vấn đề khó khăn, bất cập của nền kinh tế.

    Theo báo Dân Trí, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra rất nhiều vấn đề của doanh nghiệp hiện nay, mà đầu tiên là dòng tiền. Việc điều hành tín dụng có vấn đề khi lúc thả ra quá nhanh, lúc siết lại cũng nhanh khiến các doanh nghiệp rất khó khăn.

    "Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản, những gì bán được đã bán và bán chỉ 50% giá thực, và người mua là nước ngoài. Đây là câu chuyện chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần, rất nguy hiểm", Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

    bo truong bo kh dt nhieu doanh nghiep lon ban gan het tai san bi nuoc ngoai mua 1 dspl
    Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Thanh Niên

    Theo ông Dũng, không chỉ khó khăn về dòng vốn, các doanh nghiệp cũng gặp khó về các thủ tục đầu tư, môi trường đầu tư thì rất kém, theo báo Thanh Tra.

    “Chúng ta đấu tranh suốt mấy năm nay, thể chế đã cải thiện, cải tiến rất nhiều để giảm các điều kiện kinh doanh và các loại kinh doanh có điều kiện, nhưng bây giờ thông qua các văn bản của các bộ, ngành, các địa phương đã phát sinh ra hàng ngàn thủ tục mới”, ông Dũng cho biết.

    Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực nhiều, ban hành nhiều nghị quyết, công điện, chỉ thị, họp hành liên tục và bước đầu có chuyển biến tích cực, tháng 4 có dấu hiệu tốt.

    Khẳng định sẽ tham mưu để có những giải pháp phù hợp hơn, sát đúng hơn, ông Dũng cũng thừa nhận, mục tiêu tăng trưởng 6,5% vẫn rất lo ngại. Muốn đạt mục tiêu này thì tăng trưởng các tháng sau phải đạt trên 8%. Đây là khó khăn thách thức, tuy nhiên Chính phủ vẫn giữ mục tiêu này để phấn đấu, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Báo Pháp luật TP.HCM cho biết, cũng tại phiên họp, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nêu hiện tượng cán bộ né tránh, thiếu trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm, làm việc cầm chừng xảy ra khá phổ biến ở các địa phương, các ngành.

    bo truong bo kh dt nhieu doanh nghiep lon ban gan het tai san bi nuoc ngoai mua 1 2
    Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Thanh Niên

    Theo bà Thanh, khi địa phương thấy khó làm quá thì làm văn bản hỏi trung ương, các bộ, ngành. Các bộ, ngành lại trích theo luật, điểm a, điểm b quy định thế này và đề nghị làm theo luật.

    “Địa phương bí, không làm được thì hỏi. Hỏi lại trả lời làm theo luật, cứ qua lại, qua lại như vậy. Thêm vào đó, dưới địa phương bí không làm được cũng không suy nghĩ để làm mà lại cứ hỏi trung ương”- Trưởng ban Công tác đại biểu nói và cho rằng tình trạng trên diễn ra khá phổ biến.

    Giải trình sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay khó khăn chủ yếu tác động từ cả bên ngoài và bên trong. “Khó khăn bên trong là tâm lý thị trường, niềm tin xã hội và sự né tránh, sợ trách nhiệm cán bộ thực thi các cấp” - ông Dũng nhấn mạnh và dẫn chứng năm 2022, TP.HCM gửi, hỏi Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư 584 văn bản, Bộ đã trả lời 604 văn bản. Tất cả các vấn đề đó không quan trọng, tất cả các nội dung hỏi đều thuộc thẩm quyền của TP.HCM.

    “Đó là hiện tượng né tránh, đùn đẩy, đá lên xong lại ngồi chờ, tức là không làm gì”- ông Dũng nói và cho biết giai đoạn 2018- 2021, TP.HCM cấp trung bình mỗi năm khoảng 70 dự án bất động sản.

    Tuy nhiên trong hai năm vừa qua, TP.HCM cấp có tám dự án, hầu như "đứng bóng" hết, không làm. “Đấy là vấn đề lớn nhất, cán bộ các cấp sợ, né tránh, đùn đẩy, lẩn tránh không làm” - ông Dũng một lần nữa nhấn mạnh.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-nguyen-chi-dung-nhieu-doanh-nghiep-lon-da-phai-ban-gan-het-tai-san-a574846.html
    Giá điện tăng: Mối lo mới cho doanh nghiệp

    Giá điện tăng: Mối lo mới cho doanh nghiệp

    Nhiều doanh nghiệp cho biết không bất ngờ trước thông tin tăng giá điện, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn về đơn hàng, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giá điện tăng: Mối lo mới cho doanh nghiệp

    Giá điện tăng: Mối lo mới cho doanh nghiệp

    Nhiều doanh nghiệp cho biết không bất ngờ trước thông tin tăng giá điện, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn về đơn hàng, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

    Bi Export - Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Tất sang Mỹ, Đức, Na Uy và Nga trong kế hoạch phát triển thị trường toàn cầu

    Bi Export - Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Tất sang Mỹ, Đức, Na Uy và Nga trong kế hoạch phát triển thị trường toàn cầu

    Trong thế giới thương mại và toàn cầu hóa ngày nay, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác là một liên doanh kinh doanh quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong số đó, Tất là một sản phẩm phổ biến trong những năm qua. Với nhu cầu cơ bản của mọi người, sản phẩm này đang được săn đón ở nhiều nơi trên thế giới. Bi Export là một trong những công ty nổi trội trong lĩnh vực này.

    VNPT Smart IR- công cụ bảo mật điểm cuối an toàn hàng đầu dành cho các doanh nghiệp

    VNPT Smart IR- công cụ bảo mật điểm cuối an toàn hàng đầu dành cho các doanh nghiệp

    Với việc trang bị công cụ bảo mật điểm cuối VNPT Smart IR đồng nghĩa với việc các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đang tự thiết lập thêm một hệ thống bảo vệ an toàn, cần thiết và hiệu quả hàng đầu cho mạng lưới thông tin – dữ liệu của mình trước những nguy cơ bị tấn công mạng ngày càng nhiều và phức tạp.