+Aa-
    Zalo

    Điều tra vụ trung tâm “ma” ép lao động nhận nợ, lừa bán như nô lệ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thấy có người vào làng tuyển lao động đi hái cà phê lương cao, 21 thanh thiếu niên (9 nữ, 12 nam, từ 16 - 22 tuổi) đăng ký đi làm. Sau đó, người này đưa các lao động lên xe ô tô 16 chỗ rồi biến mất.

    (ĐSPL) - Thấy có người vào làng tuyển lao động đi hái cà phê lương cao, 21 thanh thiếu niên (9 nữ, 12 nam, từ 16 - 22 tuổi) đăng ký đi làm. Sau đó, người này đưa các lao động lên xe ô tô 16 chỗ rồi biến mất.

    Trên đường đi, chủ xe soạn các hợp đồng và yêu cầu các lao động phải ký vào giấy nợ, mỗi người từ 1,8 - 2 triệu đồng. Tiếp đó, chủ xe "bán" các lao động cho các trang trại trồng hoa, cơ sở chế biến hoa quả. Tại đây, họ phải làm việc cực nhọc, bị đánh đập, chửi mắng. Vì không chịu nổi cuộc sống khổ cực, một số lao động tìm cách đào thoát.

    Cuộc chạy trốn và những người vẫn "mất tích"

    Ngồi thẫn thờ trong nhà, anh Y.T. (ngụ làng Kon Hra Kơ Tu), một trong số 21 thanh thiếu niên của xã Chư H'reng và Đắk Rơ Wa (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) chỉ lên vết thương trên tay rồi nói với chúng tôi: "Đây là vết thương do bị chủ trang trại trồng hoa đánh đập. Trong những ngày làm việc tại trang trại này, tôi liên tục bị đánh đập, chửi mắng, bắt làm công việc nặng nhọc. Lúc nào, tôi cũng bị quản thúc. Cuộc sống không khác gì một "nô lệ lao động". Vì không chịu nổi cuộc sống đó, tôi cùng G. (người cùng làng) bàn nhau bỏ trốn".

    Vào khoảng 1h sáng, anh T. cùng G. đợi chủ và những người giám sát ngủ say liền lẻn ra khỏi trang trại để bỏ trốn. Tới gần sáng thì anh T. cùng G. thoát khỏi trang trại. May mắn được một người lái xe ôm giúp đỡ, anh T. cùng G. về tới xã Chư H'reng an toàn. Anh T. cho biết thêm: "Đến chiều 8/11, trong số 21 lao động bị lừa bán, mới chỉ có 6 người trốn thành công, số còn lại vẫn biệt tích".

    Kể lại nguồn cơn vụ việc, bà H' N. (mẹ anh T.) hãi hùng cho biết: "Vào sáng 28/10, có một người đàn ông hành nghề xe ôm chạy vào làng Kon Hra Kơ Tu giới thiệu với nhiều người dân là có một trung tâm môi giới lao động lớn tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cần tuyển nhiều thanh thiếu niên, không phân biệt nam nữ, vào đó làm công việc hái cà phê. Người lái xe ôm này còn nói thêm, công việc nhẹ nhàng, lương cao, được bao ăn ở".

    "Thấy trong làng có nhiều thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, đang cần việc làm, ông B. (ngụ làng Kon Hra Kơ Tu) mời người lái xe ôm này vào nhà mình trò chuyện. Sau đó, ông B. tình nguyện đi kiếm thanh niên trong làng rồi tập hợp về nhà mình. Chưa hết, một số thanh thiếu niên ở xã Đắk Rơ Wa nghe tin cũng tìm đến. Đến cuối ngày, ông B. tập hợp được 21 thanh thiếu niên. Ngay sau đó, người lái xe ôm đưa tất cả ra đầu làng, tại đây đã có một xe ô tô khách 16 chỗ đợi sẵn", bà N. cho biết thêm.

    (bgiay)Đang điều tra vụ trung tâm “ma” móc nối với “cò” ép nhận n

    Thân nhân các nạn nhân đang vô cùng lo lắng về số phận người thân của mình.

    Góp thêm lời mẹ, anh T. cho hay: "Sau khi giao chúng tôi cho chủ xe khách, người lái xe ôm nhận tiền từ chủ xe rồi rồ ga đi mất. Trước khi lên đường, chủ xe bảo tất cả sẽ đi hái cà phê trên Lâm Đồng. Xe chạy đến khoảng 2h10 sáng thì tất cả được dồn vào một ngôi nhà được giới thiệu là trung tâm môi giới lao động. Tại đây, chúng tôi được chủ xe bắt ghi giấy nợ mỗi người 1,8 - 2 triệu đồng. Chúng tôi thắc mắc thì chủ xe bảo đây là chi phí tiền xe, ăn uống. Tiền nợ này sẽ được trừ vào tiền lương. Thấy chúng tôi cự lại, chúng dọa đánh đập nên mọi người buộc lòng phải ký".

    Biết tin có nhà báo đến tìm hiểu sự việc, anh G. cũng có mặt để cung cấp thông tin. Anh G. chia sẻ: "Sáng ngày hôm sau, chúng tôi được những người lạ chở đi nhiều hướng khác nhau. Tôi và anh T. được đưa tới một trang trại trồng hoa. Người đưa chúng tôi giao dịch với chủ trang trại nói là bán chúng tôi làm lao động, chủ trang trại cứ tùy nghi sử dụng. Sau đó, người này bỏ đi luôn. Những ngày sau đó, chúng tôi bị ép buộc làm công việc nặng nhọc. Nếu không làm thì bị đánh đập, chửi bới, cuộc sống không khác gì một nô lệ. Vì không thể chịu nổi cuộc sống bị bóc lột, chúng tôi đã quyết định bỏ trốn về quê".

    Thực hiện giải cứu các nạn nhân

    Được anh T. cùng anh G. hướng dẫn, PV tìm đến nhà 4 nạn nhân khác may mắn đào thoát thành công về nhà. Đến thời điểm hiện tại, tất cả các nạn nhân vẫn chưa thể quên được những ngày phải sống cơ cực. Chị H. (ngụ làng Kon Hra Kơ Tu) buồn bã chia sẻ: "Đa phần chúng tôi bị bán vào các trang trại trồng hoa, cơ sở chế biến hoa quả, chứ không phải vào làm tại các vườn cà phê như thỏa thuận ban đầu. Ngoài những điều anh T. và anh G. đã kể, chúng tôi đều bị tịch thu hết điện thoại, không cho giao tiếp với người khác. Đồng thời, các chủ trang trại, cơ sở đe dọa chúng tôi đã ký giấy nhận nợ nên phải làm việc để trả nợ. Người nào có ý trốn thì sẽ bị đánh".

    Theo chị H., lợi dụng chủ cơ sở chế biến hoa quả mất cảnh giác, chị H. bỏ chạy một mạch. Lo sợ có người đuổi theo, chị H. chỉ dám chạy trong đường vắng. Chờ đến rạng sáng, chị H. mới liên lạc với người thân đưa về nhà.

    Trao đổi với PV, thân nhân của các lao động mất tích cho biết, những ngày qua, họ không hề nhận được một tin tức nào của các thanh thiếu niên mất tích, được cho là đang làm việc tại tỉnh Lâm Đồng.

    Những ngày qua, UBND xã Chư H'reng cùng lực lượng Công an xã đang vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc. ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Chư H'reng cho hay: "Đến nay, chúng tôi đã xác định được đối tượng lái xe ôm vào làng Kon Hra Kơ Tu tuyển lao động. Người này khai nhận là làm "cò" cho một trung tâm môi giới lao động tại TP. Buôn Ma Thuột. Cứ mỗi lần tuyển được một lao động, người này nhận được tiền công 300 ngàn đồng. Từ thông tin của người lái xe ôm cung cấp, công an xã xác minh, xác định đây là trung tâm “ma””.

    Một cán bộ điều tra cơ quan CSĐT Công an TP. Kon Tum cho biết, cơ quan CSĐT vừa nhận được tin báo của Công an xã Chư H'reng về một số lao động địa phương bị mất tích. Trong vài ngày tới, cơ quan CSĐT sẽ phối hợp với công an các địa phương tại tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc giải cứu các lao động còn đang làm việc tại đây. Cơ quan CSĐT cũng sẽ vào cuộc điều tra, nếu có yếu tố hình sự sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hiện Công an xã Chư H'reng đang phối hợp với cơ quan CSĐT để dò tìm nơi làm việc của các nạn nhân.

    Cảnh giác để tránh rơi vào bẫy

    Trung tá Trần Ngọc Tuấn, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. Kon Tum cho biết: "Các đối tượng đã có các hành vi vô cùng tinh vi để lừa đảo người lao động. Do đó, để tránh bị lừa, rơi vào bẫy lao động việc nhẹ, lương cao, người lao động cần hết sức cảnh giác. Khi phát hiện có người lạ thực hiện các hành vi giống như vụ việc xảy ra tại xã Chư H'reng thì hãy báo tin ngay cho cơ quan công an".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-tra-vu-trung-tam-ma-ep-lao-dong-nhan-no-lua-ban-nhu-no-le-a68839.html
    Bắt ổ nhóm chuyên lừa đảo lao động đi Hàn Quốc

    Bắt ổ nhóm chuyên lừa đảo lao động đi Hàn Quốc

    Bằng thủ đoạn làm giả giấy giới thiệu, văn bản có đóng dấu của lãnh đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Lâm Đồng, 3 đối tượng lừa sẽ đưa các nạn nhân sang Hàn Quốc làm việc với mức lương nghìn đô.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bắt ổ nhóm chuyên lừa đảo lao động đi Hàn Quốc

    Bắt ổ nhóm chuyên lừa đảo lao động đi Hàn Quốc

    Bằng thủ đoạn làm giả giấy giới thiệu, văn bản có đóng dấu của lãnh đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Lâm Đồng, 3 đối tượng lừa sẽ đưa các nạn nhân sang Hàn Quốc làm việc với mức lương nghìn đô.

    Dụ dỗ thôn nữ, lừa bán vào “động quỷ” Trung Quốc

    Dụ dỗ thôn nữ, lừa bán vào “động quỷ” Trung Quốc

    Hôm nay (06/10), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, vừa di lý đối tượng Nghiêm Thị Tuyết (SN1972) trú tại tổ 33, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai về đến tỉnh Đắk Nông để điều tra làm rõ về hành vi mua bán người.