+Aa-
    Zalo

    Điểm mặt những loài động vật mà bạn khó có thể nhìn thấy ngoài đời thực

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong thế giới động vật có vô vàn những điều kỳ diệu và bất ngờ. Có những loài động vật mà ngoài đời thực bạn sẽ khó có thể nhìn thấy chúng...

    Trong thế giới động vật có vô vàn những điều kỳ diệu và bất ngờ. Có những loài động vật mà ngoài đời thực bạn sẽ khó có thể nhìn thấy chúng, dưới đây là các loài động vật như vậy.

    Cua lông Kiwa: Đây là một loài động vật giáp xác thuộc họ Kiwaidae. Loài này được phát hiện vào tháng 3 năm 2005 ở dọc theo Rãnh Thái Bình Dương – Nam Cực, 1.500 km về phía Nam của đảo Phục Sinh ở độ sâu 2.200 mét và sống ở miệng phun thủy nhiệt. Chiếc càng đầy lông của loài này chứa nhiều vi khuẩn dạng sợi, giúp chúng khử độc tố trong nước phun ra từ miệng thủy nhiệt dưới đáy đại dương.

    Rùa mai mềm khổng lồ (Cantor’s Giant Soft Shelled Turtle): Loài rùa mai mềm khổng lồ này có nguồn gốc từ Pakistan và Ấn Độ. Loài rùa này không phải là rùa biển mà chúng thích sống trên đất liền, gần các con suối và vùng ngập nước. Cơ thể của chúng rất to, cái mai mềm và phần đầu kỳ dị.

    Cá mập yêu tinh (Goblin Shark): Còn có tên gọi Mitsukurina Owstoni, một loài cá mập biển sâu có ngoại hình kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác,  có cơ thể màu hồng, mũi khoằm dài, phần sừng dài hơn mõm. Loài này được tìm thấy ở gần đáy biển, ở độ sâu khoảng 250 m. Mẫu vật sâu nhất từng bắt được tại độ sâu 1.300 m, phổ biến nhất ở vùng biển Nhật Bản.
    Thằn lằn quỷ gai (Thorny Dragon): Thorny Dragon là một loài thằn lằn Úc cư trú chủ yếu ở các sa mạc và như tên cái cho thấy, trông chúng giống như một con rồng nhỏ. Chúng còn được gọi là ma quỷ núi, thằn lằn quỷ gai, hoặc Moloch. Loài thằn lằn này được bao phủ trong lớp gai nhọn để đe dọa kẻ thù. Chúng có thể sống đến 20 năm, nhiều hơn hầu hết các loài thằn lằn khác.

    Bọ rùa vàng (Golden Tortoise Beetle): Ngoài khả năng y như “tắc kè hoa” là thay đổi màu sắc, bọ rùa vàng còn có thể thay đổi hình dạng. Khi “biến hình”, lớp vỏ ngoài của bọ rùa sẽ trở nên trong suốt để lộ ra phần cơ thể màu đen cùng chấm đỏ điểm xuyết bên dưới. Loài vật này chỉ cư trú ở miền Đông Bắc nước Mỹ.

    Kỳ giông Mexico (Axolotl): Là một loài động vật lưỡng cư, khi trưởng thành, một con kỳ giông có thể dài tới 30,5cm và nặng 3,6kg. Những con vật này có thể hô hấp cả bằng mang hay bằng phổi. Những con vật này cũng nổi tiếng với khả năng tái tạo lại các chi bị tổn thương, chính điều này khiến cho chúng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học.

    Chồn bay (Sunda Colugo): Là một họ động vật có vú trong bộ Dermoptera. Họ này được Simpson miêu tả năm 1945. Chúng là những loài động vật có vú lướt sống trên cây được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á.  Chỉ cần hai loài còn tồn tại tạo nên toàn bộ họ Cynocephalidae và bộ Dermoptera.Chúng là những động vật có khả năng nhất của tất cả các động vật có vú lướt, sử dụng vạt da thêm giữa hai chân của chúng để lướt từ trên cao đến các địa điểm thấp hơn. Chúng cũng được biết đến như vượn cáo bay, mặc dù họ là không phải vượn cáo thật sự, theo wikipedia.

    Chim thiên cầm (Lyrebird): Chim thiên cầm, loài chim bản địa ở Australia, dễ dàng bắt chước tiếng của loài chim, động vật khác như gấu koala và cả tiếng xe, cộ, tiếng chớp máy ảnh. Khả năng này là do chim thiên cầm có minh quản (cơ quan tạo âm thanh của chim) phức tạp. Đặc điểm này giúp các cá thể trong loài phô diễn với bạn tình.

    Kỳ lân biển (Narwahl): Kỳ lân biển là động vật biển kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng (Odontoceti). Nó được biết đến với cái ngà dài, những cái răng… xoắn ốc thường chỉ có ở những con đực trưởng thành (con cái đôi khi cũng có thể có). Cái ngà của chúng có thể dài đến 9 feet (3m) và nặng hơn 22 pounds (10kg).

    Khỉ Aye Aye: Khỉ Aye Aye có danh pháp khoa học là Daubentonia madagascariensis, hiện chỉ còn tìm thấy ở vùng rừng phía Đông Madagascar. Chúng thường sống trong các hốc cây, có khuôn mặt xấu xí, đuôi dài, tai lớn và vểnh, hàm răng chắc khỏe được người dân địa phương coi là hiện thân của ác quỷ.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-mat-nhung-loai-dong-vat-ma-ban-kho-co-the-nhin-thay-ngoai-doi-thuc-a192341.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan