Công ty Cường Thuận – nơi con gái Thượng tá Võ Đình Thường lấy cháu lãnh đạo là CTCP Đầu tư và Phát triển Cường Thuận IDICO, chủ sở hữu trạm BOT Biên Hoà, và là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tỉnh Đồng Nai.
Vừa qua, Thượng tá Võ Đình Thường, Phó phòng CSGT Đồng Nai đã có buổi làm việc với báo chí về những thông tin đồn đoán liên quan đến quá khứ lùm xùm và mối quan hệ của ông với chủ đầu tư dự án BOT Biên Hoà.
Theo ghi nhận của Tuổi trẻ, tại buổi trao đổi, Thượng tá Võ Đình Thường khẳng định thông tin "ông là con rể của lãnh đạo chủ đầu tư trạm thu phí" là "hoàn toàn bịa đặt" vì lãnh đạo lớn nhất ở đó chỉ hơn ông vài tuổi.
Theo tìm hiểu của VTC, trong tay Công ty Cường Thuận - nơi con gái Thượng tá Võ Đình Thường lấy cháu lãnh đạo - không chỉ có trạm BOT Biên Hòa nổi tiếng mà còn nhiều dự án BOT khác. Bao gồm:
Trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa - Đồng Nai
Dự án BOT này có quy mô đầu tư xây dựng với tổng chiều dài toàn tuyến 12,2km, được thiết kế 4 làn xe, có điểm đầu tại Km 1851 + 714 (QL.1A) tại nhà thờ Trà Cổ, huyện Trảng Bom và điểm cuối được kết nối tại Km 5 + 000 (QL.51) thành phố Biên Hòa.
Tổng vốn đầu tư dự án gần 1.500 tỷ đồng, với vận tốc thiết kế cho phép các phương tiện xe cơ giới lưu thông với vận tốc đạt 80km/h.
Trong thời gian qua, trạm thu phí Biên Hòa đã gây nhiều bức xúc. Mới đây, giới tài xế và người dân đã dùng tiền lẻ mua vé qua trạm để phản ứng trạm đặt sai chỗ đã khiến trạm này phải ngưng hoạt động.
Trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa vẫn chưa thu phí trở lại vì chưa đảm bảo về an ninh trật tự. Ảnh: Dân trí |
Trạm thu phí T2, Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang
Ngày 27/12/2016, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 4168/QD-BGTVT về việc thu phí tại trạm thu phí Km50+050 (trạm T2) Quốc Lộ 91, để hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn KM14+000 đến Km50+889 theo hình thức BOT.
Căn cứ Quyết định của Bộ Giao thông vận tải, bắt đầu từ 0 giờ 00 phút ngày 31/12/2016, Trạm thu phí T2 chính thức đi vào hoạt động.
Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ thực hiện theo quy định tại thông tư 150/2015/TT-BTC ngày 01/10/2015 của Bộ tài chính và các quy định của nhà nước có liên quan.
Công ty Cường Thuận IDICO chính là chủ đầu tư, vận hành trạm thu phí T2.
Trạm thu phí TL 16 - đường 760
Từ năm 2005, Cường Thuận IDICO đã trực tiếp đầu tư vào lĩnh vực thu phí đường giao thông thông qua việc mua lại tuyến đường tỉnh lộ ĐT760 – Tỉnh lộ 16 của Tổng Công ty xây dựng Số 5 (Công ty 586).
Đây là một trong những dự BOT đầu tiên mà Công ty Cường Thuận - nơi con gái Thượng tá Võ Đình Thường lấy cháu lãnh đạo - đầu tư, phát triển. Dự án có giá trị hơn 96 tỷ đồng.
Sau khi đầu tư dự này này, Cường Thuận IDICO trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của tỉnh Đồng Nai có trạm thu phí đường bộ BOT.
Theo tìm hiểu của phóng viên Người đưa tin, Cường Thuận IDICO tiền thân là Công ty TNHH Cường Thuận được bà Trương Hồng Loan thành lập năm 2000, ban đầu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông.
Năm 2007, doanh nghiệp này chuyển sang mô hình công ty cổ phần, xin gia nhập làm thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) và chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO như hiện nay.
Con gái thượng tá Võ Đình Thường là nhà đầu tư chiến lược của BOT Biên Hoà. Ảnh: VOV |
Sau 3 năm triển khai thu phí (kể từ giữa năm 2014 tới thời điểm cuối tháng 6/2017), trạm thu phí vấp phải sự phản đối của tài xế và dư luận đã mang về cho doanh nghiệp này 730 tỷ đồng doanh thu và gần 500 tỷ đồng lãi ròng.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, tính ra chỉ sau 3 năm, khoản tiền thu về đã đủ để Cường Thuận IDICO bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra ban đầu tại dự án.
Theo kế hoạch tài chính được phê duyệt, dự án dự kiến triển khai thu phí trong 13 năm 1 tháng, sau đó giảm xuống 12 năm 9 tháng.
Cường Thuận IDICO nắm trong tay 3 dự án lớn đang khai thác là dự án tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua TP.Biên Hoà (BOT tuyến tránh Biên Hoà), dự án tuyến Quốc lộ 91, 91B (liên kết với Tổng công ty Sonadezi đầu tư tại Cần Thơ) và dự án BOT quốc lộ 16.
Ngoài ra, Cường Thuận IDICO hiện đang triển khai dự án BOT Nút giao 319 và Cao tốc TP.HCM - Long Thành có tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2018, cùng một vài dự án BOT, BT nhỏ khác.
Vũ Đậu (T/h)