Tại Diễn đàn kinh tế thế giới (Davos) năm 2017, Klaus Schwab đã nhận định “The world around us is changing at unprecedented speed” – Thế giới quanh ta đang thay đổi với tốc độ chưa từng có. Trong tác phẩm Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát hành cùng năm, ông đưa ra ngầm đoán “chúng ta thực sự vẫn chưa nắm bắt được đầy đủ tốc độ và phạm vi ảnh hưởng của cuộc cách mạng mới này”. Cho đến nay, sau 5 năm, những thay đổi đã trở nên hiện hữu và tác động toàn diện đến đời sống kinh tế xã hội của thế giới.
Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Thế giới lại một lần nữa đối mặt với thảm họa trên quy mô toàn cầu mang tên Covid 19. Tính đến tháng 12 năm 2020, cả thế giới đã có gần 60 triệu ca mắc và gần 1.4 triệu ca tử vong (JHU CSSE COVID-19). Nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại chính là nước Mỹ - đầu tầu kinh tế của thế giới với 17.2 triệu ca mắc và 311.000 ca tử vong (tính đến ngày 18/12/2020) (JHU CSSE COVID-19). Trong bối cảnh cực đoan như vậy, sự thôi thúc phải “Thay đổi – Chuyển mình” mang tên “Digital Transformation” càng trở nên bức thiết, là lựa chọn sống còn.
Theo dữ liệu từ nghiên cứu do IBM thực hiện với 3450 giám đốc điều hành cao cấp toàn cầu (C-suite Study 2020), trung bình đang có 6 trong 10 tổ chức đã phải tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số do đại dịch COVID-19. Có đến 60% doanh nghiệp phải thay đổi vĩnh viễn chiến lược của tổ chức mình, đồng thời phải điều chỉnh cách thức tiếp cận để quản lý sự thay đổi.
- 94% CEO cho biết đẩy mạnh vào xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số vào năm 2022 và sẽ tăng cường gia nhập vào các hệ sinh thái và mạng lưới đối tác.
- Độ ưu tiên của công nghệ AI, công nghệ điện toán đám mây sẽ tăng 20% vào 2 năm tiếp theo
- 60% giám đốc điều hành cho biết họ đã tăng tốc tự động hóa quy trình và sẽ ứng dụng tự động hóa vào mọi chức năng kinh doanh.
- 76% CEO cho biết đang có kế hoạch ưu tiên cho an ninh mạng - tăng gấp đôi so với việc triển khai công nghệ hiện nay.
Nghiên cứu cũng chỉ ra kỳ vọng của người lao động đối với người sử dụng lao động đã thay đổi. Nhân viên giờ đây kỳ vọng các cấp lãnh đạo đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như các kỹ năng cần thiết để làm việc theo những cách thức mới. Phương thức chấm công, tính lương, chi trả lương cũng thay đổi với sự hỗ trợ tối đa của công nghệ và dịch vụ số như Nhận diện khuôn mặt, Chấm công và tính lương tự động, giao dịch qua ngân hàng số…
Tháng 1 năm 2018, Một mô hình sáng kiến mang tên “Employer Salary Advance Scheme” hay còn có tên khác là “payroll borrowing” - Ứng một phần lương sớm khi cần” đã được phát triển tại Anh Quốc. Rất nhanh chóng, sáng kiến này đã được sự ủng hộ và tham gia của đông đảo người lao động và Doanh nghiệp với kỳ vọng “Giảm nhẹ Áp lực tài chính cho người thu nhập thấp, Kết thúc Nghèo túng khi vẫn đang làm việc – End In-work Property”. Người được lợi đầu tiên chính là Người lao động khi họ có thêm giải pháp tài chính nhanh gọn, chi phí thấp và an toàn để xử lý những vấn đề chi tiêu phát sinh – không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Người sử dụng lao động, thông qua bảo lãnh và đăng ký cho Nhân viên của mình tham gia giải pháp Salary Advance đã gia tăng được sự gắn kết với Người lao động, nâng cao hiệu quả Tuyển dụng và thúc đẩy năng suất lao động. Quan trọng hơn, Mindset mới, văn hóa doanh nghiệp mới được hình thành, mỗi ngày công lao động hoàn thành trở thành nguồn tiền chính đáng người lao động có thể tiếp cận và sử dụng, không phụ thuộc vào ngày trả lương cuối kỳ/cuối tháng. Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trở thành quan hệ cộng tác bình đẳng hơn, thị trường hơn nhưng lại nhân văn hơn.
Năm 2019, một sản phẩm tương tự mang tên WeWay (weway.vn) đã được thiết kế và phát triển và chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào đầu năm 2020. Theo khảo sát được thực hiện bởi WeWay trên 500 người lao động tại các doanh nghiệp cho thấy:
- Số người lao động gặp phải tình huống cần nguồn tiền giải quyết chi tiêu đột xuất lần lượt là: 8% (1 tháng một lần), 40% (2-3 tháng một lần) và 37% (6 tháng 1 lần).
- Số người sẵn sàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ứng lương sớm là: 60% sẵn sàng tiếp cận và sử dụng ứng dụng WeWay, 25% còn băn khoăn vì họ cần thêm thông tin cụ thể hơn về sản phẩm và 15% có thể sẽ dùng nếu có nhiều ưu đãi hơn từ dịch vụ.
Như chia sẻ của ông Harry Hoan Tran (Việt Kiều Anh – thành viên sáng lập WeWay): “Với trên 25 năm kinh nghiệm công tác cho các ngân hàng tại Anh Quốc và nhiều nước trên thế giới, tôi luôn có ước vọng xây dựng nền tài chính hữu ích cho cộng đồng và đặc biệt với NLĐ tại Việt Nam. Rất nhiều NLĐ có nhu cầu tiền mặt đột xuất trong tháng nhưng có thể không tiện vay ở đâu hoặc đối tượng khách hàng siêu nhỏ mà dịch vụ tại các ngân hàng chưa hướng tới. Về phía doanh nghiệp có thể có những hạn chế về mặt nguồn vốn, công nghệ cũng như quy trình nên chưa cho phép nhân viên của mình được ứng lương khi cần. Hiểu được điều đó ý tưởng thành lập app ứng lương công nghệ của chúng tôi ra đời với mục đích đồng hành cùng DN trong việc gia tăng phúc lợi cho NLĐ. Dù mới ở giai đoạn mở đầu, Ban lãnh đạo WeWay đã hướng đến cung cấp giải pháp WeWay cho 5000 doanh nghiệp với khoảng 1 triệu người lao động tại Việt Nam, đồng thời từng bước đặt nền móng mở rộng ra các nước khác trong khu vực”.
Theo ông Hoàng Thế Anh – Giám đốc điều hành: “Đưa WeWay đến với thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với thị trường Anh Quốc khi mà mức độ số hóa quản trị, tính minh bạch trong hệ thống cơ sở dữ liệu/báo cáo cũng như chỉ số gắn kết Nhân viên và sự tác động đến Hiệu quả kinh doanh chưa được thực sự đánh giá đúng, chưa kể đến là những bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật quy định trong lĩnh vực Kế toán – Thuế - Đầu tư – Kinh doanh. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, Chính phủ đã và đang kêu gọi, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy để Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, điều hành bởi Chính phủ số trong một nền Kinh tế số, tận dụng tối đa cơ hội đến từ cuộc cách mạng 4.0. Chúng tôi tin, mục tiêu trên sẽ sớm đạt được.”
Thử tưởng tượng một doanh nghiệp có vài nghìn công nhân và nếu trong tháng chỉ cần có 5% số nhân viên gặp tình huống có phát sinh chi tiêu khẩn cấp, cần công ty hỗ trợ gấp thì lượng đơn đề nghị giải quyết đã lên đến vài trăm người và kéo theo nhiều bước trình duyệt và giấy tờ phức tạp. Thay vì bị động giải quyết từng sự vụ, Doanh nghiệp chỉ cần liên kết và sử dụng nguồn lực công nghệ và tài chính từ WeWay.
Điều tuyệt vời là sản phẩm công nghệ tài chính WeWay có lợi cho cả người sử dụng lao động, họ vừa có thêm ưu đãi cho nhân viên mà không phải thực hiện công việc nặng nhọc nào và đặc biệt hơn, dòng tiền của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.
Là chủ doanh nghiệp, đối mặt với những thách thức của thời đại, bạn có sẵn sàng bước những bước đi tiên phong trong việc chuyển đổi số trong cách vận hành và quản trị doanh nghiệp hay chưa, hoặc đơn giản hơn, bạn đã sẵn sàng gia tăng phúc lợi cho người lao động khi trao cho họ quyền “Tiếp cận một phần lương sớm” hay không?
Thu Hà