+Aa-
    Zalo

    Đi lễ Phủ Tây Hồ dịp tháng Vu Lan và những điều cần biết

    (ĐS&PL) - Nhắc đến những nói chốn linh thiêng tại Hà Nội không thể không khắc đến Phủ Tây Hồ, nơi đây không chỉ thu hút du khách vào những ngày lễ chính của Phủ mà còn vào mỗi dịp đầu xuân năm mới.

    Phủ Tây Hồ ở đâu?

    Phủ Tây Hồ nằm ngay trên một bán đảo giữa hồ Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 4 km về hướng Tây. Phủ Tây Hồ có địa chỉ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Nếu vẫn chưa rõ về Phủ Tây Hồ ở đường nào, du khách có thể tìm kiếm Phủ Tây Hồ trên bản đồ và nhìn thấy được Phủ nằm ở đường Xóm Chùa, quận Tây Hồ.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 5
    Lễ phủ Tây Hồ tại thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội

    Hướng dẫn di chuyển đến Phủ Tây Hồ

    Đường đi Phủ Tây Hồ khá đơn giản, du khách chỉ cần từ đường Xuân Diệu, rẽ vào khu biệt thự hồ Tây sau đó sẽ đến được Phủ nằm trên bán đảo nhô ra của hồ Tây. Du khách cũng có thể dễ dàng bắt các chuyến xe bus 31, 33 hoặc 55 để đến Phủ.

    Tuy nhiên, khoảng cách từ điểm xuống xe buýt đến Phủ Tây Hồ khá xa, khoảng 5km. Do vậy, du khách nên di chuyển bằng xe ôm công nghệ để tiết kiệm thời gian. Nếu đi theo nhóm đông người, có thể gọi taxi. Một mẹo để tránh bị “hét giá” khi đi taxi chính là nên lựa chọn những hãng taxi uy tín hoặc xe taxi công nghệ Grab, Bee, Gojek... bởi sẽ hiển thị giá trước khi đi.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 2
    Phủ Tây Hồ có không gian rộng rãi, thoáng mát với tầm nhìn hướng hồ mát mẻ.

    Đối với những người thích sự chủ động có thể sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển. Phủ Tây Hồ nằm cách trung tâm Hà Nội 14km về phía Tây, mất khoảng 30 phút di chuyển. Ngay bên ngoài cổng Phủ có bãi gửi xe máy với giá 5.000VNĐ/xe/lượt. Tùy vào điểm xuất phát của du khách sẽ có những cung đường khác nhau để di chuyển đến Phủ Tây Hồ. Du khách có thể tham khảo trên ứng dụng Google Maps. Trên con đường dẫn đến Phủ cần đi qua Hồ Tây với khung cảnh vô cùng lãng mạn sẽ khiến chuyến đi của bạn trở nên thú vị.

    Phủ Tây Hồ thờ những ai, được xây dựng khi nào?

    Thông tin trên báo Dân Việt, theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII với một chiều dài lịch sử đáng kể. Vào ngày 13/2/1996, Phủ Tây Hồ được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch cấp bằng di tích Lịch sử – Văn hóa. Nơi đây cũng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ta.

    Phủ Tây Hồ thờ Công chúa Liễu Hạnh – một nhân vật trong truyền thuyết và cũng là một trong bốn vị thánh bất tử của hệ thống điện thần (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh). Truyền rằng Bà chúa là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng bị đày xuống nhân gian vì đã làm vỡ ly ngọc quý.

    Ở hạ giới, sau khi đã chu du và khám phá nhiều nơi, Bà đã bị thu hút bởi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của đảo Tây Hồ và quyết định dừng chân nơi đây. Trong suốt quãng thời gian ở đảo Tây Hồ, Bà đã diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan và giúp người dân an cư lập nghiệp.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 3
    Ban thờ Bà Chúa Liễu Hạnh tại Phủ Tây Hồ. 

    Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi gặp gỡ của Chúa Liễu Hạnh và Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan. Trong một lần dạo chơi trên hồ, Trạng nguyên đã tình cờ ghé vào ngôi nhà nhỏ của nàng tiên nữ.

    Ngay từ khi gặp nhau, họ đã tâm đầu ý hợp lạ thường và trở thành tri âm tri kỷ cùng đánh đàn, ngâm thơ, chơi cờ. Sau khi từ kinh thành bái kiến vua, Phùng Khắc Khoan trở về tìm Tiên chúa nhưng bà đã đi mất. Nhằm tưởng nhớ đến người tri âm, ông đã cho lập đền thờ Chúa Liễu Hạnh, Phủ Tây Hồ được xây dựng và tồn tại đến ngày nay.

    Câu hỏi Phủ Tây Hồ được xây dựng khi nào? được rất nhiều người đặt ra. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết được cụ thể Phủ Tây Hồ được xây dựng thời gian nào. Phủ được dự đoán xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng cũng có thể muộn hơn. Trong những cuốn sách đầu tiên về các di tích của Thăng Long cũng không có ghi chép nào về Phủ Tây Hồ.

    Ngày Hội Phủ Tây Hồ

    Phủ Tây Hồ là nơi mọi người đi lễ đông nhất vào các ngày mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng. Ngày 3/3 Âm lịch là ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh. Người dân sẽ tổ chức lễ rước kiệu các Mẫu từ Phủ Tây Hồ qua đường Yên Phụ, Cổ Ngư sau đó ngược lại đường Quán Thánh đến đền Nghĩa Lập tại số 32 phố Hàng Đậu lấy mã rồi quay lại. Ngày 6-7/3, tại Phủ tổ chức các cuộc thi văn nghệ, hát chầu văn ở chùa Phổ Linh thuộc thôn Tây Hồ thu hút rất nhiều người tham dự.

    Giờ mở cửa Phủ Tây Hồ

    Khi du khách đi lễ Phủ Tây Hồ, hãy lưu ý về giờ mở cửa của Phủ cũng như Phủ Tây Hồ mấy giờ đóng cửa:

    Trong những ngày bình thường, Phủ đều mở cửa từ 5h đến 19h, đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan của du khách.

    Vào 2 ngày lễ chính đó là mồng 3 tháng 3 Âm lịch và 13 tháng 8 Âm lịch Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn do số lượng du khách đến đây sẽ tăng lên đáng kể.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 6
    Đi lễ Phủ Tây Hồ là hoạt động tín ngưỡng thu hút rất đông du khách dịp đầu năm.

    Một lưu ý cho du khách khi có ý định đến Phủ Tây Hồ, vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, Phủ sẽ rất đông với hàng nghìn lượt khách đến mỗi ngày. Đặc biệt vào mùng 1, 2, 3 Tết và vào khoảng thời gian 10h – 16h hàng ngày nơi đây sẽ có lượng khách đông nhất. Khách vãn cảnh nên sắp xếp thời gian đi phủ du xuân đầu năm sẽ hợp lý hơn là đi vào những ngày trong Tết.

    Phủ Tây Hồ có những ban nào?

    Phủ Tây Hồ là một quần thể bao gồm Phủ chính, Điện Sơn Trang, lầu cô, lầu cậu với cách bố trí từ trong ra ngoài.

    Phủ chính

    Phủ chính sở hữu kiến trúc chính 3 nếp, các ban thờ của Phủ vì vậy cũng được phân chia thành 3 lớp tương ứng với 3 nếp của tam quan. Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Lớp thứ hai là cung Tam toà, ban thờ này không có tượng mà chỉ có ngai và ở đây không có ban thờ Tứ phủ chầu Bà. Lớp thứ ba thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

    Nơi thâm nghiêm và sâu nhất của Phủ là hậu cung, chính giữa là ban thờ Mẫu và là Tam tòa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng của người Việt. Tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa, mặc áo đỏ và trùm khăn đỏ. Bên trái thấp hơn sẽ là Mẫu Thượng Ngàn, mặc áo xanh và trùm khăn xanh.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 7
    Ban thờ Tam phủ công đồng ở Phủ Tây Hồ Hà Nội.

    Bên phải là ban thờ Mẫu Thoải, mặc áo trắng và chùm khăn trắng. Ba vị mẫu là đại diện cho năng lực tạo nên chúng sinh muôn loài, là cội nguồn của sự sống và đưa đến cho con người cuộc sống hạnh phúc ấm no. Du khách sẽ lễ tại ban này đầu tiên khi bước vào Phủ.

    Nối tiếp ra bên gian ngoài là ban thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu và hội đồng các quan, quan Hoàng Bảy, quan Hoàng Mười. Sau khi đã lễ tại ban thờ mẫu, đây sẽ là ban thờ lễ thứ hai tại Phủ Tây Hồ.

    Điện Sơn Trang

    Điện Sơn Trang là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu – vị mẫu đứng ngôi thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu được đặt bên phải phủ chính. Thượng Ngàn Thánh Mẫu tuy đã có mặt trong hệ Tam toà nhưng ở đền thờ Mẫu vẫn còn có ban thờ Chúa Sơn Trang riêng.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 8
    Điện Sơn Trang tại Phủ Tây Hồ.

    Bên cạnh đó Điện còn có chầu lục chầu bé cùng 12 cô sơn trang đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Tượng Ngũ Hổ được thờ ở Hạ Ban – bàn thờ phía dưới của ban thờ Công Đồng. Hai ông Lốt – ông rắn màu trắng và màu xanh quấn quanh hai thanh xà ngang thuộc tầng cao nhất của điện. Điện Sơn Trang là nơi du khách cần lễ sau khi đã hoàn thành lễ tại phủ chính.

    Lầu cô, lầu cậu

    Lầu cô lầu cậu nằm ở bên ngoài và tọa lạc ở hai bên trái phải của phủ chính. Đây là nơi thờ các cô, các cậu – những người cận hầu của các vị quan trong Phủ. Sau khi lễ Điện Sơn Trang, du khách sẽ tiếp tục lễ ở lầu cô lầu cậu.

    Những lưu ý khi đi lễ Phủ Tây Hồ

    Đi lễ Phủ Tây Hồ không chỉ là dịp để được xá tội, ban phúc, giải ách mà còn là cơ hội cầu may mắn, an bình cho bản thân và gia quyến. Du khách nên chú ý một vài điều sau khi đi lễ Phủ Tây Hồ.

    Thắp hương, dâng lễ theo đúng thứ tự các ban thờ.

    Khi dâng lễ phải dùng 2 tay và cẩn trọng đặt lên ban thờ, chỉ sau khi đặt lễ xong tất cả các ban mới được thắp hương.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 9
    Cần chuẩn bị mâm đồ lễ kèm văn khấn khi đi lễ Phủ Tây Hồ để thể hiện sự chu toàn, thành tâm.

    Nên chuẩn bị trước lễ chay, lễ mặn ở nhà, đặc biệt vào các dịp đông như Tết Nguyên Đán. Đối với thờ Phật tuyệt đối không lễ mặn và dùng vàng mã.

    Khi hóa tiền phải hóa từng lễ theo thứ tự từ ban chính cho đến các ban khác.

    Khi hạ lễ phải hạ từ ban ngoài cùng rồi mới đến ban chính.

    Bài văn khấn thánh mẫu ở Phủ Tây Hồ

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

    Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

    Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

    Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

    Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

    Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

    Hương tử (chúng) con là:…

    Ngụ tại:…

    Hôm nay là ngày… tháng… năm…

    Hương tử con đến nơi… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

    Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Bài văn khấn tế lễ ở Phủ Tây Hồ

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

    Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế.

    Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu.

    Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh.

    Con lạy Tứ phủ Khâm sai.

    Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh.

    Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng.

    Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô.

    Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu.

    Con lạy cộng đồng các Giá, các Quán, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

    Con lạy quan Chầu gia.

    Hương tử chúng con kính lạy:

    – Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”

    – Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

    – Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

    – Mẫu Đệ tam thủy cung!

    Hương tử con là: …………………………………………………………………….

    Ngụ tại: ……………………………………………………………………………….

    Hôm nay là ngày: ……………………………………………………………………

    Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.

    Thành tâm kính dâng lễ vật: ……………………………………………………….

    Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….

    Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

    Cẩn tấu.

    Hình ảnh người dân chen chân ở phủ Tây Hồ trong ngày đầu tiên của tháng Vu Lan

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 13
    Chiều 16/8 (tức 1/7 Âm lịch), người dân Thủ đô đổ về Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ) để cầu mong bình an.
    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 11
    Các khu vực sắp lễ, khu lễ, điện chính... đều tấp nập người ra người vào, thậm chí nhiều người phải chen lấn mướt mồ hôi để có thể vào hành lễ.
    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 12
    Mọi người đều mong muốn những điều tốt đẹp, may mắn trong tháng 7 Âm lịch khi đến hành lễ ở Phủ Tây Hồ.
    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 14
    Bên trong điện chính gần như không còn chỗ đứng, đồ lễ bày la liệt.
    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 16
    Khu vực đốt vàng mã luôn đỏ lửa, người dân xếp hàng đợi đến lượt vào hóa vàng.

    Ăn gì quanh Phủ Tây Hồ?

    Bánh tôm Phủ Tây Hồ là món ăn chắc chắn du khách phải thử khi đến Phủ. Bánh tôm có nhân bánh làm từ tôm tươi và được phủ một lớp bột giòn bên ngoài. Khi ăn chấm kèm với nước mắm chua cay tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 111
    Bánh tôm Tây Hồ.

    Bún ốc sẽ là món ăn quen thuộc đối với nhiều người nhưng địa chỉ nổi tiếng nhất thì chắc chắn là bún ốc ở phủ Tây Hồ. Nước dùng nấu bún có vị ngọt thanh nhẹ kết hợp với thịt ốc béo ngậy, giòn sần sật cùng đậu, giò... Tất cả tạo nên bát bún ốc ăn 1 lần là nhớ mãi không quên.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 123
    Bún ốc ở phủ Tây Hồ.

    Mỳ gà tần An Dương: Với thịt gà được ninh mềm nhừ hòa trộn cùng tô mì ấm nóng, đây chính là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày mùa đông Hà Nội. Tuy nhiên, quán nằm ở vỉa hè nên du khách nên lưu ý đến quán vào những ngày trời không mưa.

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 456
    Mỳ gà tần An Dương.

    Kem Hồ Tây từ lâu đã vô cùng nổi tiếng tại Hà Nội. Du khách có thể vừa thưởng thức những cây kem mát lạnh, vừa ngắm cảnh Hồ Trúc Bạch thơ mộng. Các loại kem vô cùng đa dạng như kem vani, socola, kem cốm...

    di le phu tay ho dip thang vu lan va nhung dieu can biet dpsl 23
    Kem Tây Hồ.

    Ngoài những món ăn trên, quanh Phủ Tây Hồ còn có rất nhiều món ăn ngon khác như bánh rán mặn, bánh giò, chân cánh gà nướng, bún đậu mắm tôm, nem nướng... cho du khách có nhiều lựa chọn.

    Những địa điểm tham quan gần Phủ Tây Hồ

    Gần Phủ Tây Hồ, du khách có thể ghé thăm các địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn khác:

    Chợ hoa Quảng Bá cách 2,2km

    Chùa Kim Liên cách 2,5km

    Công viên nước Hồ Tây cách 3,6km

    Chùa Trấn Quốc cách 3,7km

    Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Đặc biệt vào những ngày Lễ, Tết cổ truyền, Rằm, Phủ Tây Hồ lúc nào cũng đông đúc, tấp nập người dân đến dâng hương và cúng bái. Hãy ghé thăm Phủ Tây Hồ để khám phá văn hóa, lịch sử của ngôi Phủ nổi tiếng này nhé!

    Ảnh: Tổ Quốc, Tiền Phong, Dân Việt, Sưu tầm

    (*) Thông tin mang tính chất tham khảo

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-le-phu-tay-ho-dip-thang-vu-lan-va-nhung-dieu-can-biet-a587483.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan