+Aa-
    Zalo

    Đi làm sợ nhất... "thần" soi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Thần" soi là biệt danh mà cả cơ quan đặt cho Liên. Với "trình" soi mói đạt đến độ cao thủ, cô nàng là nỗi khiếp sợ của tất cả các đồng nghiệp.

    "Thần" soi là biệt danh mà cả cơ quan đặt cho Liên. Với "trình" soi mói đạt đến độ cao thủ, cô nàng là nỗi khiếp sợ của tất cả các đồng nghiệp.

    Con mắt cú vọ, đôi tai thính và khả năng suy diễn thần sầu

    Đi làm sợ nhất...

    Ảnh: Internet.

    Đó là tất cả những gì làm nên khả năng soi cao thủ của Liên. Cả công ty ai cũng phải khâm phục "trình" soi của cô nàng. Chuyện gì cô cũng moi ra được hết, dù nó chỉ bé như cái móng tay và thân chủ bị soi cố gắng che giấu đến thế nào cũng không thoát nổi đôi mắt "cú vọ" tinh tường của Liên.

    Hà Phương, nhân viên mới của phòng là người sốc với khả năng của Liên gần đây nhất. Vừa mới vào buổi sáng, buổi trưa Phương đã nhận được lời mời kết bạn trên facebook của Liên. Tới buổi chiều, sơ yếu lý lịch của Phương được "đàn chị" nắm rõ trong lòng bàn tay và lan đi khắp mọi nơi. Từ chuyện "Nhà có vẻ có điều kiện, hay rủ bạn bè đi xem phim, đàn đúm" đến "Người yêu cũ đẹp trai ra phết", rồi "Học Tiếng Anh hơi dốt, thấy treo một cái status sai chính tả", tất cả đều được Liên khui ra. Nhiều đồng nghiệp trong công ty chưa biết mặt nhân viên mới nhưng đã tỏ tường tính cách, gia cảnh, tình trường của cô nhờ có biệt tài soi thần sầu của "đàn chị".

    Phải nói rằng Liên rất giỏi làm nhiều việc một lúc. Trong giờ làm việc, cô nàng tay đánh máy ầm ầm, nhưng tai vẫn dỏng lên nghe ngóng, mắt vẫn đảo lia lịa theo dõi tình hình xung quanh. Vì thế, chỉ cần có "biến", Liên nắm rõ trong lòng bàn tay.

    "Thần" soi + bà "tám" = thảm họa

    Nếu Liên chỉ soi để đấy cho thỏa cái chí tò mò của cô thì chẳng sao, khổ nỗi, ngoài sở thích soi, Liên còn có thêm sở thích "tám".

    Nạn nhân khốn khổ nhất của Liên là cặp đôi Quỳnh - Dũng. Hai người làm ở bộ phận khác, cách phòng làm việc của Liên tận hai tầng nhưng mọi tiến triển trong chuyện tình cơ quan của Quỳnh - Dũng đều được Liên nắm rõ và "buôn bán" với cả công ty. Từ chuyện hai đứa nó tán nhau ra sao, Dũng tỏ tình như thế nào, quà Dũng tặng Quỳnh đắt tiền đến đâu, Liên và hội "bà tám" của mình đều biết hết và lấy đó làm chuyện vui để bàn tán trong giờ giải lao.

    Một trường hợp oan ức không kém, đó là Diệu Trang, nhân viên phòng kế toán. Một lần khi đi ngang qua phòng của Trang, Liên nghe loáng thoáng được cô nàng bảo: "Ôi cái con bé ca sĩ ấy xấu mù, làm sao xinh bằng em". Thế là Liên đi Loan tin Trang mắc bệnh ảo tưởng và tinh vi, trong khi sự thật là lúc ấy cô nàng chỉ đùa vui cùng đồng nghiệp.

    Bằng những câu từ như "chắc là", "em thấy", "hình như", mặc dù không trực tiếp khẳng định, Liên cũng đã reo rắc những tai tiếng không hay về Trang và khiến hình ảnh của cô nàng xấu đi rất nhiều trong mắt đồng nghiệp. Khi biết chuyện, Trang tức phát điên, xông tới hỏi tội "thần soi". Liên tỉnh bơ: "Ơ, hóa ra em đùa à, chị nghe giọng em lúc đấy hơi chảnh, chị hiểu lầm. Xin lỗi em nhé!".

    Liên đã xin lỗi, Trang cũng chẳng tiện làm quá lên nữa, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, dù những hiểu lầm của đồng nghiệp về cô do Liên gây ra khó mà xóa bỏ được.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-lam-so-nhat-than-soi-a55542.html
    Nhà khoa học ở nhà thuê, đi làm thuê

    Nhà khoa học ở nhà thuê, đi làm thuê

    Trong buổi đối thoại giữa Bộ KH-CN với các nhà khoa học sau lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu, một trong những chủ đề được đề cập nhiều nhất là chính sách đãi ngộ và thu hút các nhà khoa học.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nhà khoa học ở nhà thuê, đi làm thuê

    Nhà khoa học ở nhà thuê, đi làm thuê

    Trong buổi đối thoại giữa Bộ KH-CN với các nhà khoa học sau lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu, một trong những chủ đề được đề cập nhiều nhất là chính sách đãi ngộ và thu hút các nhà khoa học.