+Aa-
    Zalo

    Đề xuất nâng độ tuổi nghĩa vụ quân sự

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trình Quốc hội dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), trong đó có một số đề xuất quan trọng như tăng thời gian và nâng độ tuổi nghĩa vụ quân sự.

    (ĐSPL)- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trình Quốc hội dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), trong đó có một số đề xuất quan trọng như tăng thời gian và nâng độ tuổi nghĩa vụ quân sự.

    Ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trình Quốc hội dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).

    Dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) gồm 8 chương và 60 điều, quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong đó có một số đề xuất mới như sau:

    Công dân 27 tuổi vẫn được gọi nhập ngũ

    Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng năm tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên được gọi nhập ngũ vào quân đội thấp. Mặt khác, số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp phần lớn đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ. Vì vậy, dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

    Thẩm tra dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội cơ bản tán thành với các quan điểm sửa đổi, bổ sung Luật cũng như nhiều nội dung của dự án luật.

    Đề xuất tăng thời gian và độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

    Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cơ bản tán thành với các quan điểm sửa đổi, bổ sung Luật cũng như nhiều nội dung của dự án luật.

    Nâng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự lên 24 tháng

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: Quân đội nhân dân Việt Nam đang xây dựng Quân chủng Hải quân, Phòng không - Không quân và một số binh chủng tiến thẳng lên hiện đại với nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao. Vì vậy, bộ đội phải có đủ thời gian huấn luyện nâng cao trình độ. 

    Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quân đội còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác do Đảng và Nhà nước giao như: Cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, công tác dân vận... Do đó, dự thảo luật đề xuất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ sẽ là 24 tháng.

    Đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

    Dự án Luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân “Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu”. Đồng thời, để bảo đảm chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, dự án Luật bổ sung quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với một con của người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81\% trở lên.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-nang-do-tuoi-nghia-vu-quan-su-a67222.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan