+Aa-
    Zalo

    Đầu tư vào vàng: Ưu điểm, nhược điểm và những lưu ý "nóng" cho chủ đầu tư

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đầu tư vào vàng là lựa chọn mang tính truyền thống được nhiều người Việt lựa chọn.

    (ĐSPL) - Đầu tư vào vàng là lựa chọn mang tính truyền thống được nhiều người Việt lựa chọn. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mặt bằng giá vàng trong nước và thế giới vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nếu vẫn muốn đầu tư vào vàng, nhà đầu tư cần lưu ý những điều dưới đây.
    Trong 10 năm qua, giá vàng nói chung là lạc quan. Những nhà đầu tư vàng không chịu thiệt hại nào lớn. Điều này đã dẫn đến một cảm giác an toàn sai lầm rằng vàng là một khoản đầu tư ít rủi ro. Nhưng bây giờ, mọi thứ đã thay đổi và mọi người sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi đầu tư vào vàng. Đầu tư vào vàng có cả ưu điểm và nhược điểm. Việc xác định những ưu và nhược điểm này là cách để xác định thời điểm tốt nhất cho mua và bán vàng. Cũng giống như trong kinh doanh, thời gian thích hợp là rất quan trọng để tối đa hóa lợi ích.
    Một số người coi vàng không chỉ như là một khoản đầu tư mà là một quỹ phòng hộ. Đối với nhiều người, vàng được sử dụng như một chính sách bảo hiểm hưu trí, cung cấp an ninh tài chính dài hạn. Trong thập kỷ qua, vàng thậm chí còn tốt hơn so với một chính sách bảo hiểm vì lợi ích tiềm năng cao hơn nhiều so với thu nhập bảo hiểm.
    Ưu điểm của việc đầu tư vào vàng
    Nếu nền kinh tế toàn cầu bị lạm phát, giá trị của tiền giấy sẽ giảm. Mọi người sẽ quan tâm đến một hình thức tiền tệ khác, đó là vàng. Do đó, lạm phát là một trong những tín hiệu cho sự lên xuống của giá vàng.
    Ngược lại, nếu tiền tăng giá trong một nền kinh tế giảm phát, giá trị của vàng sẽ giảm. Tiền có thể mua hàng hóa, nhưng vàng thì không. Vì vậy, nếu giá trị của tiền tăng lên, tiền sẽ chu chuyển cao hơn để mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ. Trong trường hợp này, một số người sẽ bán vàng và chuyển đổi thành tiền tệ để được hưởng những lợi ích từ việc giá hàng hóa và dịch vụ thấp.
    Đây là lý do tại sao có sự tương quan giữa vàng và chỉ số giá tiêu dùng [CPI]. CPI là một trong những biện pháp để đánh giá liệu một nền kinh tế đang trải qua lạm phát hay giảm phát. Chỉ số CPI là thước đo để theo dõi những thay đổi trong giá cả của hàng gia dụng phổ biến. Điều này đôi khi được kiểm soát bởi chính phủ.

    Sẽ luôn có nhu cầu đối với vàng, và nhu cầu đang tăng lên so với năm trước. 

    Video: Tràn lan vàng trang sức nhập lậu.

    Một chỉ số CPI cao chỉ ra rằng giá cả hàng hóa và dịch vụ đang tăng và lạm phát tăng. Giá trị của vàng có khả năng sẽ tăng lên nếu chỉ số CPI cao do lạm phát tăng
    Chỉ số sức mua [PPI] cũng là một công cụ để xác định lạm phát và giảm phát của nền kinh tế. Không giống như chỉ số CPI đo lường nền kinh tế từ người tiêu dùng quan điểm, PPI là quan điểm từ các nhà sản xuất. Tương tự, vàng sẽ tăng giá khi nền kinh tế rơi vào lạm phát.
    Sẽ luôn có nhu cầu đối với vàng, và nhu cầu đang tăng lên so với năm trước. Nguồn cung cấp, mặt khác, ngày càng khan hiếm và chi phí khai thác liên tục tăng. Đây là một dấu hiệu cho thấy giá trị của vàng, mặc dù đôi khi giảm, sẽ tiếp tục tăng. Điều này làm cho vàng là một khoản đầu tư tốt với cơ hội giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
    Theo một số nhà phân tích, khoảng 10\% nhu cầu vàng đến từ các ngành công nghiệp. Vàng được sử dụng trong một số quy trình sản xuất, đặc biệt trong các thiết bị điện tử vì nó là một chất dẫn điện tuyệt vời do không bị ăn mòn. Trên thực tế, vàng được sử dụng trong chế tạo nhiều thiết bị gia dụng như điện thoại di động, máy tính, tivi. Nó được tích hợp trong kết nối dây và dải, trong khớp hàn, và trong các điểm chuyển tiếp và chuyển mạch.
    Phần lớn các nhu cầu vàng là đồ trang sức, chiếm khoảng 45\%. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước tiêu thụ vàng trang sức lớn nhất. Đó là lý do tại sao nền kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ có thể có ảnh hưởng nhất định tới giá vàng. Sự sụp đổ gần đây của vàng một phần là do sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc.
    Hơn nữa, vàng cũng được sử dụng ngoài sản xuất như trong nha khoa, trong các loại thuốc, và trong hàng không vũ trụ. Thực tế, sẽ luôn luôn có nhu cầu với vàng trong các lĩnh vực khác nhau. Vấn đề nằm ở nguồn cung. Sẽ đến thời điểm mà nguồn cung không còn có thể đáp ứng với nhu cầu tăng cao. Trong trường hợp này, giá trị của vàng sẽ tăng vọt lên mức cao mới.
    Nhược điểm khi đầu tư vào vàng
    Cũng giống như chứng khoán, vàng có nhiều biến động. Giá trị của vàng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một số yếu tố như thay đổi chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Trong khi nền kinh tế của các quốc gia khác như Trung Quốc có ảnh hưởng đến giá vàng, tác động của nền kinh tế Mỹ là lớn nhất.
    Khi có thông tin về việc Trung Quốc không đạt mục tiêu của tăng trưởng kinh tế, nhiều người tin rằng nền kinh tế Mỹ cũng sẽ như vậy. Điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của vàng. Bên cạnh đó, thị trường kỳ hạn cũng khiến vàng sụt giảm. Hoạt động đầu cơ cũng gây ra những biến động ngắn hạn của giá vàng.

    Các nhà đầu tư nên thận trọng trong việc khi đổ quá nhiều tiền đầu tư vào vàng.

    Ngoài ra, giá trị của đồng USD có tương quan nghịch với vàng. USD hiện đang được giao dịch trong một thị trường tiền tệ biến động. Điều này phần nào làm cho giá vàng dễ giảm. USD là đồng tiền dự trữ ưa thích bởi đây là đồng tiền duy nhất trong giai đoạn từ 1931-1971 được bảo đảm bằng vàng. Tại thời điểm đó, USD được coi ngang với vàng, hoặc được sử dụng như là một thay thế cho vàng. Nếu USD mạnh lên, giá vàng sẽ giảm.
    Mức lãi suất thấp và chính sách tiền tệ mở rộng đã khiến vàng và chủ sở hữu trái phiếu hưởng lợi rất nhiều trong thập kỷ qua. iShares Barclays 20+ Year Treasury Bond Fund ETF ((NYSEMKT: TLT) đã tăng khoảng 50\% trong năm năm qua. Quỹ ETF này đã đạt vốn hóa thị trường gần 4 tỷ USD.
    Nhưng khi lãi suất đã đạt mức tuyệt đối là 0, giá vàng không thể tăng lên. Tác động của lãi suất cao hơn có thể khiến cả nhà đầu tư vàng cũng như người nắm giữ trái phiếu thiệt hại
    Những điều nên biết khi đầu tư vào vàng
    Để đầu tư vào vàng, nhà đầu tư nên cần biết một số kiến thức cơ bản.
    Thứ nhất, phải nắm được 2 lý do quan trọng để đầu tư vào vàng và thứ 2 là cần nắm được những yếu tố hỗ trợ giá vàng. Một là để đa dạng hóa danh mục đầu tư, bởi vì vàng không di chuyển theo hướng tương tự như các loại đầu tư khác, ví dụ như cổ phiếu hoặc trái phiếu, vàng vẫn có thể “ung dung” khi các loại đầu tư khác đang cắm đầu đi xuống.
    “Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên thận trọng trong việc khi đổ quá nhiều tiền vào vàng. Điều quan trọng nhất là, làm thế nào để chúng phù hợp với kế hoạch tài chính của bạn. Vàng không phải là thứ mà bạn cần quá tập trung bởi vì chúng có thể chống lại bạn. Một nguyên tắc nhỏ là không nên để nhiều hơn 5\% bất cứ khoản đầu tư hàng hóa nào trong danh mục đầu tư của mình”, chuyên gia Cary Guffey tại CFP chia sẻ. Lý do thứ 2 đầu tư vào vàng là để tự bảo hiểm chống lại lạm phát hay mất giá tiền tệ.
    Theo Cary Guffey, được toàn thế giới công nhận như là một khoản tài sản cất trữ giá trị, giá của vàng thường không di chuyển theo hướng tương tự như bất kỳ đồng tiền quốc gia nào. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi lạm phát hoặc một số yếu tố khác đẩy giá trị của đồng tiền đi xuống, vàng vẫn giữ được giá trị và sức mua của mình như là một phần trong danh mục đầu tư của bạn.
    Với các nhà đầu tư trong nước, việc vàng giảm mạnh đã kéo sự quan tâm của người dân quay lại với kim loại quý. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư và người dân nên lựa chọn thời điểm thích hợp để mua vào đợi giá lên để bán chốt lời. Một điều đang lưu ý với riêng các nhà đầu tư Việt Nam đó là chênh lệch giá vàng nội và ngoại đang ở mức rất cao. Nếu tính theo tỷ giá Vietcombank và không bao gồm thuế, phí, giá vàng trong nước cao hơn thế giới khoảng 5,1 triệu đồng/lượng. Đây thực sự là một rủi ro rất lớn cho người đầu tư vào vàng.
    Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích: giá vàng thế giới hiện đã giảm sâu và có thể tăng thời gian tới nhưng không có nghĩa là đầu tư vàng tại Việt Nam có thể kiếm lời. Bởi thứ nhất, giá vàng biến động rất khó lường. Thứ hai, thị trường vàng trong nước không liên thông với thị trường vàng thế giới. Thứ ba, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện đang rất cao, nên dù giá vàng thế giới tăng, người đầu tư vàng vẫn có thể thua lỗ như thường.
    AN NHIÊN(Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-tu-vao-vang-uu-diem-nhuoc-diem-va-nhung-luu-y-nong-cho-chu-dau-tu-a89144.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan