+Aa-
    Zalo

    Cựu chiến binh U100 gặp lại người cũ sau 75 năm: Em vẫn luôn ở trong trái tim anh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau 75 năm xa cách, khi gặp lại người yêu cũ đã 92 tuổi, cựu chiến binh Thế chiến II 97 tuổi cho biết ông vẫn luôn nhớ đến bà.

    Sau 75 năm xa cách, khi gặp lại người yêu cũ đã 92 tuổi, cựu chiến binh Thế chiến II 97 tuổi cho biết ông vẫn luôn nhớ đến bà.

    [presscloud]10374[/presscloud]

    Vào giữa Thế chiến II, Robbins là một người lính 24 tuổi trong Quân đội Hoa Kỳ đã phải lòng cô Jeannine Ganaye, khi đó 18 tuổi, ở thị trấn Briey phía đông bắc nước Pháp năm 1944.

    Ảnh chụp Robbins và bà Jeannine khi họ gặp nhau vào năm 1944.

    Robbins đã tìm ai đó để giúp giặt quần áo và mẹ cô gái đã đồng ý giúp đỡ anh. Cặp đôi nhanh chóng yêu nhau, nhưng hai tháng sau, Robbins được thông báo rằng anh phải nhanh chóng rời làng để đi chiến đấu ở mặt trận phía đông.

    Đôi tình nhân trẻ lưu luyến chia tay nhau với hy vọng họ còn sẽ gặp lại.

    "Khi anh ấy rời đi trong chiếc xe tải, tôi đã khóc vì rất buồn. Tôi đã ước sau chiến tranh, anh ấy sẽ không trở về Mỹ".

    Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, Jeannine sau đổi thành Pierson, bắt đầu học các cụm từ tiếng Anh cơ bản, với hy vọng một ngày nào đó Robbins sẽ trở lại với cô.

    Tuy nhiên, lúc đó Robbins lại theo sư đoàn 1 trở về Mỹ. Tại đó, anh đã gặp và kết hôn với Lillian, người vợ chung sống trong suốt 70 năm của mình. Họ đã làm việc cùng nhau trong một cửa hàng ngũ kim ở Mississippi trong 50 năm. Bà đã qua đời năm 2015 ở tuổi 92.

    Pierson cũng yêu người khác và kết hôn năm 1949. Bà trở thành mẹ của 5 đứa con.

    Ông Robbins chưa bao giờ quên cô gái người Pháp của mình. Ông giữ những bức ảnh đen trắng về Pierson và ngôi làng của bà trong nhiều thập kỷ.

    Ông Robbins đã giữ ảnh người yêu cũ trong nhiều thập kỷ.

    Khi một nhóm nhà báo Pháp tiếp cận Robbins để viết về các cựu chiến binh Mỹ trong Thế chiến II, ông đã cho họ xem ảnh của Pierson và nói rằng ông muốn một lần trở lại đó "để tìm gia đình cô ấy" khi đến Pháp để kỷ niệm 75 năm D-Day (quân Đồng minh bắt đầu chiến dịch đổ bộ lên bãi biển Normandy của Pháp vào ngày 6/6/1944 - BTV).

    Cho rằng bà Pierson đã qua đời, ông nói thêm: "Chắc tôi sẽ không bao giờ gặp bà ấy nữa."

    Tuy nhiên, các nhà báo được đã lưu ý tìm kiếm và họ đã tìm ra bà hiện vẫn đang sống tại một nhà dưỡng lão ở Montigny-lès-Metz, Moselle, cách ngôi làng nơi họ gặp nhau khoảng 43km.

    Khi biết bà còn sống, ông Robbins đã kêu lên: "Không đùa đâu!"

    Hiện ông Robbbins đã 97 tuổi còn bà Pierson 92 tuổi.

    Cuộc gặp mặt cảm động của hai người sau 75 năm xa cách.

    Lúc gặp mặt, ông Robbins và bà Pierson đã ngay lập tức ôm lấy nhau vì vui mừng.

    "Anh luôn yêu em. Em lúc nào cũng ở trong trái tim anh", ông Robbins nói với bà.

    Còn bà Pierson thì quay sang nói với một nhà báo bằng tiếng Pháp: "Ông ấy nói yêu tôi. Tôi rất hiểu điều đó".

    Ông Robbins sau đó lấy ra bức ảnh của Pierson mà ông đã giữ trong nhiều thập kỷ và nói: "Đây là em", khiến bà vô cùng ngạc nhiên.

    Bà Pierson sau đó hỏi tại sao Robbins lúc đó không quay lại để gặp cô sớm hơn và ông trả đã trả lời: "Bà biết đấy, khi một người đã kết hôn thì không có quyền làm điều đó nữa".

    Hai người chia tay để ông Robbins đi tham dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên Normandy ngày 6/6/1944.

    Hai ông bà đã dành vài giờ bên nhau trước khi ông Robbins phải rời khỏi để tham dự lễ kỷ niệm tại Normandy. Cả hai hiện đều ở góa và cùng ước hẹn sẽ sớm gặp lại nhau.

    Lúc chia tay, họ ôm hôn nhau một lần nữa sau 75 năm xa cách và ông Robbins nói: "Jeannine, anh yêu em"

    Minh Khôi(Theo Daily Mail)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuu-chien-binh-u100-gap-lai-nguoi-cu-sau-75-nam-em-van-luon-o-trong-trai-tim-anh-a279736.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan