+Aa-
    Zalo

    Cuốn sách cổ 240 trang chứa loạt hình vẽ bí ẩn làm đau đầu giới khoa học suốt hàng trăm năm

    (ĐS&PL) - 240 trang sách của Bản thảo Voynich làm đau đầu giới khoa học suốt mấy trăm năm qua. Nhiều người nghiên cứu nhưng không một ai dám kết luận về cuốn sách.

    Theo Ancient Origins, "Bản thảo Voynich" là tên một trong những cuốn sách bí ẩn nhất thế giới ra đời trong khoảng thời gian 1404-1438. Hơn một thế kỷ qua, nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đã tiến hành 25 phân tích khác nhau về nội dung cuốn sách nhưng tất cả họ đều không thể giải mã thông điệp trong đó.

    Năm 1912, nhà bán sách cổ người Ba Lan Wilfrid Voynich mua cuốn sách của một thư viện đại học ở Italy. Từ đó, nó trở thành tác phẩm bí ẩn, thu hút sự chú ý của hàng trăm nhà khoa học.

    Cuốn sách dày 240 trang được viết bằng ngôn ngữ khó hiểu và có nhiều hình phác họa về các chủ đề thiên văn, sinh học, vũ trụ, thảo mộc, dược phẩm.

    Hình vẽ thực vật trong bản thảo Voynich.

    Hình vẽ thực vật trong bản thảo Voynich. 

    Các nhà mật mã học đã cố gắng “bẻ khóa” Bản thảo Voynich, trong khi nhà ngôn ngữ học “đánh vần” từng ký hiệu. Nhóm nghiên cứu thực vật học lại đau đầu với các loại thực vật vừa giả vừa thật bên trong cuốn sách.

    Một cuộc tranh luận nổ ra giữa những người cho rằng cuốn sách chứa ngôn ngữ có thể giải mã và những người tin chắc nó được làm giả để thu hút các nhà sưu tập sách.

    Theo The Verge, 3 giả thuyết chính xoay quanh ý nghĩa của Bản thảo Voynich. Một là nó được thiết kế dưới dạng mật mã để che giấu bí mật nào đó. Thứ hai, chẳng có Bản thảo Voynich nào cả, cuốn sách đơn giản là trò bịp bợm để lừa tiền người mua. Thứ ba, ngôn ngữ trong sách có tồn tại nhưng con người chưa thể giải mã được.

    Nhiều người đã bỏ công sức nghiên cứu nhưng không một ai dám kết luận về nội dung, ý nghĩa của cuốn sách.

    Bản thảo Voynich làm đau đầu giới nghiên cứu nhiều năm. Ảnh: Thư viện Bản thảo và Sách hiếm Beinecke.

    Bản thảo Voynich làm đau đầu giới nghiên cứu nhiều năm. Ảnh: Thư viện Bản thảo và Sách hiếm Beinecke.

    Năm 2019, Gerard Cheshire - một học giả tại Đại học Bristol đã công bố đáp án của riêng mình trong một bài báo mới trên tạp chí học thuật Romance Studies. Điều đáng nói, vị tiến sĩ này chỉ mất hai tuần để giải mã những bí ẩn mà nhân loại tìm kiếm trong suốt hơn 6 thế kỷ qua. Theo ông Gerard Cheshire, Voynich được viết bằng một ngôn ngữ chết là Proto-Romance. Sau đó, bằng các nghiên cứu biểu tượng và mô tả chúng, nhà nghiên cứu này đã lần lượt tìm ra ý nghĩa của các chữ cái và từ.

    Tiến sĩ nói trên phát hiện ra rằng bản thảo bí ẩn này chứa các thông tin về những phương thuốc thảo dược, tắm trị liệu và các bài đọc về chiêm tinh, tình dục. Thậm chí, chúng còn lý giải các vấn đề của tâm lý phụ nữ và cách thức nuôi dạy con cái. Trong quá trình nghiên cứu, ông Gerard Cheshire phát hiện bản thảo Voynich được các nữ tu biên soạn như một tài liệu tham khảo cho Maria of Castile - Nữ hoàng Aragon (Tây Ban Nha).

    Proto-Romance, ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Voynich là tổ tiên của các ngôn ngữ ngày nay bao gồm tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Rumani, Catalan và Galicia. Theo lý giải từ ông Gerard Cheshire, một số ký tự không quen thuộc với các học giả từng nghiên cứu Voynich bởi chúng có nguồn gốc địa lý hoặc các biến thể khác nhau. Ngôn ngữ này có mặt khắp nơi ở Địa Trung Hải thời Trung cổ, nhưng nó hiếm khi được viết bằng các tài liệu chính thức hoặc quan trọng vì tiếng Latin là ngôn ngữ phổ biến hơn cả.

    Hình vẽ siêu thực, ký hiệu lạ kỳ là điều khiến các nhà nghiên cứu đau đầu khi tìm cách đọc Bản thảo Voynich. Ảnh: Thư viện Bản thảo và Sách hiếm Beinecke.

    Hình vẽ siêu thực, ký hiệu lạ kỳ là điều khiến các nhà nghiên cứu đau đầu khi tìm cách đọc Bản thảo Voynich. Ảnh: Thư viện Bản thảo và Sách hiếm Beinecke.

    Tuy nhiên, nhiều người vẫn xem khám phá của Gerard Cheshire chưa phải là kết thúc. Trong lịch sử dài dằng dặc kia, cũng đầy rẫy nhà nghiên cứu đã đưa ra những lý giải tương tự. Và không ai trong số họ chứng minh được sự thuyết phục của nghiên cứu mà mình tạo ra. Hiện những học giả theo chủ nghĩa trung cổ vẫn dành sự hoài nghi về kết luận của Gerard Cheshire.

    Hiện, ấn bản Bản thảo Voynich duy nhất được lưu trữ tại Thư viện Sách và Bản thảo quý hiếm của Beinecke (Yale, Mỹ).

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cuon-sach-co-240-trang-chua-loat-hinh-ve-bi-an-lam-au-au-gioi-khoa-hoc-suot-hang-tram-nam-a473620.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan