+Aa-
    Zalo

    Công thức tính lương hưu của người lao động chính xác nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

    Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

    Mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động tối đa là 75% mức bình quân lương tháng đóng BHXH. Ảnh minh họa 

    Công thức tính lương hưu của người lao động

    Theo Điều 56 Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động tham gia BHXH được tính theo công thức:

    Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Trong đó tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

    - Đối với lao động nam: 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH.

    - Đối với lao động nữ: 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH.

    Tất cả các trường hợp nêu trên, cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%.

    Với người nghỉ hưu trước tuổi, cách tính lương hưu cũng tương tự như trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ trừ đi 2%.

    Lưu ý, mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động tối đa là 75% mức bình quân lương tháng đóng BHXH.

    Ngoài ra, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

    Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Xác định thời điểm hưởng lương hưu

    Theo Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:

    Trường hợp thông thường

    Thời điểm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là ngày 1 tháng liền kề sau tháng sinh của năm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.

    Trường hợp sinh tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là ngày 1 tháng 1 của năm liền kề sau năm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.

    Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh)

    Thời điểm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là ngày 1 tháng 1 của năm liền kề sau năm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.

    Trường hợp suy giảm khả năng lao động (có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH)

    Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu là ngày 1 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.

    Trường hợp đang đóng BHXH bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng

    Tùy thuộc vào từng đối tượng tham gia BHXH mà thời điểm hưởng lương hưu sẽ có sự khác nhau:

    - Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương: Thời điểm hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề khi đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cơ quan BHXH.

    - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng: Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động.

    - Các đối tượng còn lại: Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-thuc-tinh-luong-huu-cua-nguoi-lao-dong-chinh-xac-nhat-a319402.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Niềm vui ngày BHXH chi trả lương hưu

    Niềm vui ngày BHXH chi trả lương hưu

    Theo lời chia sẻ của bà Vũ Thị Dần, năm nào cũng vậy, Ngành BHXH rất quan tâm đến những người già chỉ có nguồn thu nhập từ đồng lương hưu như bà:....