+Aa-
    Zalo

    Công thần bị xử chết vì khước từ chiêu mộ của chúa Nguyễn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chúa Nguyễn muốn chiêu dụ Trần Văn Kỷ nhưng ông thẳng thắn khước từ, dẫn đến kết cục bi thảm.

    (ĐSPL) - Trần Văn Kỷ (?-1801) là công thần dưới triều Tây Sơn. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo song từ thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh và chăm chỉ học hành. Năm 1786, ông được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tin dùng, phong đến chức Trung thư Phụng chính, tức chức quan chuyên lo việc dự thảo chính lệnh cho nhà vua.

    Thế sự đổi thay, khi Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, Trần Văn Kỷ quyết định đổi tên, cải dạng, lánh về quê nhà. Sau chúa Nguyễn biết được cho mời ra cộng tác, nhưng ông cương quyết chối từ. Nhà sử học Đỗ Bang viết: Không thể dụ dỗ được, chúa Nguyễn buộc ông vào án tử, nhưng được ban ân chết theo lối "tam ban triều điển" (chọn một trong ba cách chết: Tự chém bằng gươm, tự thắt cổ bằng giải lụa hay tự uống thuốc độc).

    Trước khi chịu chết, ông xin về quê bái yết từ đường và được nhà vua chấp thuận. Thuyền đưa ông theo ngã sông Hương ra phá Tam Giang để đến làng Vân Trình, nhưng đến ngã ba Sình (phía Đông Bắc Huế), ông hô to câu "Trung thần bất sự nhị quân", rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Hôm đó nhằm ngày 19 tháng 11 năm Tân Dậu (tức 24/12/1801).

    Nghe tâu lại, chúa Nguyễn thêm vào án xử ông bằng một cái lệnh cực kỳ thảm khốc: Sắc bằng thủ tiêu, hạ hồi dân tịch, tru di tam tộc. Căn cứ gia phả họ Trần ở làng Vân Trình, Đỗ Bang đã thống kê được tất cả 52 người bị xử chết, bị cải họ tên hoặc phải bí mật trốn khỏi làng.

    Theo lời kể của người trong tộc, sau khi Trần Văn Kỷ tự tử, người dân làng Kim Bôi (xã Quảng Lợi, huyện Hương Điền) đã bí mật vớt xác, rồi cùng với dân làng Vân Trình âm thầm đưa về táng tại Cửa Ngọc (cánh đồng ở phía Tây Nam làng Vân Trình). Ban đầu, mộ ông không đắp nấm, mãi đến khi nhà Nguyễn bị đổ (1945), dân làng ở quê ông mới dám sửa sang ngôi mộ, cho dựng bia và làm lễ tế hằng năm.

    Luật nay: Chúa Nguyễn Phúc Ánh phạm tội giết người

    Tâm lý chung của các chế độ quân chủ phong kiến trước đây, vì sự tồn tại của ngai vàng mà những người thắng cuộc thường chủ trương và ra tay độc là "diệt cỏ thì phải diệt cho tận gốc". Bởi vậy mới sinh ra cái án "tru di tam tộc" dã man. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại, đó là tội ác tày trời, không thể dung thứ.

    Trong chế độ phong kiến, vua là người đại diện cho trời, để cai trị dân, là người "thay trời hành đạo". Mọi ý chỉ, mệnh lệnh của vua đều được cho là theo "mệnh trời" nên bắt buộc người dân phải nghe theo. Quyền lực của nhà vua là tối thượng, thế nên, với những vị vua anh minh, xã tắc sẽ được hưởng thái bình, thần dân được no ấm; còn nếu chẳng may gặp những hôn quân vô đạo, thần dân sẽ phải chịu nhiều khổ ải.

    Cuối thế kỷ 18, khi chúa Nguyễn đánh bại nhà Tây Sơn, lập triều đình nhà Nguyễn, đất nước rơi vào cảnh rối ren. Chúa Nguyễn muốn chiêu dụ Trần Văn Kỷ nhưng ông thẳng thắn khước từ, dẫn đến kết cục bi thảm. Cả nhà bị "tru di tam tộc", còn bản thân ông phải trầm mình xuống sông tự vẫn, bị quật mồ và vứt xác đang nằm yên dưới ba tấc đất.

    Trong xã hội hiện đại, để kết tội một người đòi hỏi phải trải qua các quy trình tố tụng hình sự. Mọi việc đều phải tuân theo pháp luật, không ai được tự cho mình quyền lực tối thượng để khép tội và bắt người khác phải chết.

    Chiếu theo pháp luật hiện hành, tội ác của Phúc Ánh là không thể dung thứ, với sự tổng hợp của hàng loạt tội danh.

    Không những dùng thủ đoạn hạ lưu ép chết vị quan thanh liêm, Phúc Ánh còn đang tâm giết cả nhà ông này. Thậm chí, ông ta còn quật mồ và vứt xác Trần Văn Kỷ đang nằm yên dưới ba tấc đất. Khi đưa ra xét xử, chắc chắn ông ta sẽ phải nhận bản án cao nhất.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-than-bi-xu-chet-vi-khuoc-tu-chieu-mo-cua-chua-nguyen-a76343.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Vào khoảng niên hiệu Bảo Thái (từ 1/1720 đến 3/1729) đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách", bổ dụng chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây (nay thuộc Phú Thọ).

     Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    (ĐSPL) - Vào niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách" chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây…