Thông tin từ báo Vietnamnet, đậu đỏ (Vigna angularis) là một loại cây hàng năm được trồng rộng rãi khắp Đông Á và dãy Hymalaya để lấy hạt.
Đậu đỏ rất bổ dưỡng với các thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, protein, lipid, folate, mangan, phospho, kali, đồng, magie, kẽm, sắt, thiamine, vitamin B6, riboflavin, niacin, canxi…
Trong ẩm thực Đông Á, đậu đỏ thường được làm ngọt trước khi ăn. Đặc biệt, nó thường được nấu với đường (chè đậu đỏ) hoặc tạo thành bột đậu đỏ.
Bột đậu đỏ làm từ đậu đỏ được sử dụng trong nhiều món ăn châu Á. Một số nền văn hóa châu Á (như Hàn Quốc) thưởng thức bột đậu đỏ như một loại nhân hoặc phủ trên các loại bánh.
Công dụng của đậu đỏ
Nghiên cứu cho thấy đậu đỏ có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol, giảm vòng eo và tăng cường năng lượng.
Các loại đậu thường là thực phẩm chính trong chế độ ăn của nhiều người ăn chay, và các nghiên cứu cho thấy các loại đậu, trong đó có đậu đỏ, có thể là lý do chính khiến cách ăn này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Với hàm lượng protein và chất xơ cao, đậu đỏ rất tốt để giúp kiểm soát lượng đường huyết. Nghiên cứu trên động vật thậm chí còn chỉ ra rằng protein có trong đậu đỏ thậm chí có thể ức chế các α-glucosidase trong ruột, là những enzym liên quan đến việc phá vỡ các carbohydrate phức tạp như tinh bột và glycogen.
Nói cách khác, đậu đỏ hoạt động giống như chất ức chế alpha-glucosidase được dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Điều này làm cho đậu đỏ trở thành một lựa chọn cho kế hoạch ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường, giúp điều trị, quản lý hoặc ngăn ngừa bệnh này.
Người bị tiểu đường có thể ăn chè đậu đỏ với điều kiện cho đường ăn kiêng hoặc đường stevia.
Những người không nên ăn đậu đỏ
Thông tin từ báo Tiền phong, dưới đây là những người không nên ăn đậu đỏ tránh gây hại cho sức khỏe: Người hay bị lạnh tay chân, tê tay chân Người có đường tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa Người bị đầy hơi Người bị tiêu chảy Người ăn kém ngon Người hay bị ho khi trời lạnh… |
Hết sức lưu ý khi ăn các món từ đậu đỏ
Cần sơ chế đậu đỏ trước khi nấu để loại bỏ hoạt chất Lectin (đây là chất rất dễ gây ngộ độc, nhất là khi tiêu thụ quá nhiều)
Tuyệt đối không ăn đậu sống và khi nấu thời gian để lâu hơn 10 phút. Trong trường hợp bị ngộ độc sẽ xuất hiện một vài biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng co thắt…
Đậu đỏ kỵ với dạ dày dê. Nếu kết hợp đậu đỏ cùng dạ dày dê (hoặc ăn đậu đỏ rồi ăn dạ dày dê) thì sẽ gây đau bụng tiêu chảy và phù nề.
Đó là vì đậu đỏ có chứa saponin. Chất này kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, vì vậy, nếu ăn thêm dạ dày dê thì sẽ dễ gây hại cho hệ tiêu hóa.
Không nên nấu đậu đỏ bằng nồi gang, nồi sắt vì sắc tố có trong hạt đậu đỏ sẽ bị chuyển thành màu đen.
Nguyễn Linh(T/h)