Kiểm soát lượng đừng trong máu không khó, chỉ khi bạn sắp xếp thời gian ăn kiêng và tập thể dục hợp lý. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và lối sống phù hợp có thể dễ dàng giúp kiểm soát lượng đường trong máu không ổn định.
Sau đây là 5 thức uống thảo dược có thể pha chế tại nhà để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
Trà nhân sâm kiểm soát lượng đường trong máu
Được biết đến với lợi ích tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật, loại thảo mộc này đã được chứng minh tích cực đối với bệnh tiểu đường.
Ngoài dạng viên và dạng bột, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên dùng nhân sâm dạng tươi.
Theo VOV, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhân sâm có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate, , làm tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào và tăng tiết insulin từ tuyến tụy.
Vì vậy, hãy thưởng thức ngay 1 tách trà nhân sâm vào buổi sáng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Trà nha đam kiểm soát lượng đường trong máu
Theo một nghiên cứu, lô hội có thể giúp cải thiện chỉ số đường huyết ở người tiểu đường loại 2 và giảm mức đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Nha đam từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc thảo dược để điều trị và kiểm soát hầu hết các tình trạng sức khỏe.
Trà xô thơm kiểm soát lượng đường trong máu
Xô thơm đã được chứng minh là có khả năng tăng cường hoạt động của insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Do đó để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn chỉ cần pha trà xô thơm để thưởng thức. Chuyên gia khuyên rằng, để nâng cao hiệu quả, hãy nên sử dụng trà xô thơm vào buổi sáng.
Đây là các loại trà từ thảo dược giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kì biện pháp nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn.
Trà mướp đắng kiểm soát lượng đường trong máu
Từ nguồn tin Vnexpress, kết quả nghiên cứu của Đại học Y Schleswig-Holstein (Đức), mướp đắng có đặc tính làm hạ đường đường huyết, hỗ trợ chống bệnh tiểu đường.
Bạn có thể ép mướp đắng lấy nước uống hoặc uống trà mướp đắng. Người ăn quá nhiều mướp đắng có thể bị tiêu chảy, đau bụng nhẹ hoặc lượng đường trong máu rất thấp khi dùng cùng với insulin.
Người bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các dạng mướp đắng cho mục đích kiểm soát đường huyết.
Trà dây thìa canh kiểm soát lượng đường trong máu
Nghiên cứu của Đại học Bang Florida (Mỹ) cho thấy, cây thìa canh có thể làm giảm cảm giác thèm đường, giảm tốc độ hấp thụ đường, có lợi trong điều trị tiểu đường.
Nghiên cứu khác của Đại học MS Baroda (Ấn Độ) cũng chỉ ra, người mắc tiểu đường type 2 tiêu thụ 500 mg cây thìa canh mỗi ngày trong 3 tháng có lượng đường trong máu lúc đói và sau ăn đều giảm xuống.
Ngoài ra, các triệu chứng bệnh tiểu đường như khát nước, mệt mỏi ít đi, nồng độ lipid được cải thiện và giảm mức độ A1C.
Bạn có thể dùng thìa canh ở dạng chiết xuất (nước, viên nang), trà hoặc bột.
Người bệnh tiểu đường không dùng dây thìa canh và insulin cùng lúc vì có thể làm đường huyết xuống quá thấp, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguyễn Linh(T/h)