Nhiều người thường nghĩ rằng từ khi sinh ra, da và lông của chim hồng hạc đã có màu hồng nên nó mới có tên gọi đặc biệt như thế.
Cận cảnh đàn chim hồng hạc - Ảnh: Minh họa |
Khi nhắc tới chim hồng hạc, người ta thường liên tưởng ngay đến những con chim chân dài khẳng khiu với bộ lông mang sắc hồng hoặc đỏ xinh đẹp. Thực tế, bộ lông rực rỡ, thu hút ánh nhìn này là do khẩu phần ăn của chim hồng hạc, chứ không phải do đặc điểm di truyền.
Chim hồng hạc thường bay hàng nghìn km để tìm kiếm thức ăn là một loại tảo màu xanh lam có thể gây tử vong cho hầu hết các loài động vật. Nhưng chân của hồng hạc được bảo vệ bởi lớp da dày.
Chỉ có một tác dụng phụ từ chế độ ăn uống này là biến da và lông của chim chuyển sang màu hồng. Sau khi lấp đầy bụng ở “thiên đường hồng hạc” này, những con chim có thể tiếp tục hành trình đến nơi làm tổ.
Theo đó, màu hồng sáng của chim hồng hạc đến từ beta carotene, một sắc tố đỏ cam được tìm thấy với số lượng lớn ở tảo, ấu trùng, và tôm nước mặn – thức ăn của chim hồng hạc trong môi trường đầm lầy.
Trong hệ tiêu hóa, các enzyme phá vỡ các carotenoid thành các sắc tố được chất béo trong gan hấp thụ và lắng đọng ở da và lông (với chim hồng hạc). Để thật sự tạo màu sắc cho các đặc tính cơ thể, carotenoid phải được tiêu thụ với lượng rất lớn. Vì bữa ăn của chim hồng hạc gần như chỉ có những đồ ăn đầy carotenoid, nên loài chim này không có vấn đề gì trong việc tự tạo màu cho mình. Mặt khác, một người sẽ cần ăn khá nhiều cà rốt (thực phẩm giàu carotenoid, cái tên cà rốt cũng bắt nguồn từ đây) để đổi màu da sang sắc cam.
Hiện nay, có bốn loài chim hồng hạc khác biệt, tất cả đều có nguồn gốc từ Nam Phi. Tuy nhiên, cả bốn loài này và những quần thể hồng hạc nhỏ hơn sống ở nhiều nơi tách biệt trên lục địa này. Vì điều này, màu sắc chim hồng hạc khác biệt dựa trên cơ sở nơi chúng sinh sống và nguồn thức ăn có sẵn. Một số chim hồng hạc có màu hồng đậm hơn hoặc sáng hơn; một số lại có màu đỏ và cam; những con khác thì thuần trắng.
Quỳnh Chi(T/h)