+Aa-
    Zalo

    Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, nhiều người thắc mắc liệu có thể cúng trước ngày 23 tháng Chạp?

    Hằng năm vào ngày ông Công ông Táo, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Đây là khi Táo quân lên trời trình báo với Ngọc Hoàng những chuyện đã xảy ra trong gia đình suốt một năm qua. 

    Theo lệ xưa, lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Theo lịch âm dương, lễ cúng ông Công ông Táo 2023 năm nay rơi vào thứ Bảy, ngày 14 tháng 1.

    cung ong cong ong tao 2023
    Ảnh minh họa. Ảnh: VnEpress.

    Tuy nhiên, xuất phát từ đời sống hiện đại khiến nhiều gia đình khó lòng có thể sắp xếp được thời gian cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp. Nhiều gia chủ lo lắng và thắc mắc không biết có thể cúng trước 1-2 ngày hay không.

    Cúng ông Công ông Táo trước 23 tháng Chạp được không?

    Theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển - Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam trao đổi với báo Giao thông, lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là vào giờ Ngọ (11h - 13h) ngày 22 và 23 tháng Chạp khi các thần quy tụ chuẩn vị về trời. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà lễ cúng có thể khác nhau. Có gia đình cúng vào buổi sáng hoặc buổi chiều ngày 23 nhưng cũng có gia đình đã thực hiện lễ cúng ông táo sớm trước đó 1 ngày.

    Tuy nhiên, nếu không bận việc thì gia chủ nên hoàn tất việc cúng ông Công ông táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành tâm và có xin phép.

    cung ong cong ong tao 2023 3
    Ảnh minh họa. Ảnh: Dân Việt.

    Với quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian, nên người Việt làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

    Sau lễ tiễn Táo quân, đến chiều ba mươi Tết (có nơi là đêm Giao thừa) hoặc ngày mùng bốn tháng Giêng, phải làm lễ đón ngài từ trời quay trở về với gia chủ, gọi là lễ tiếp Táo. Lễ này có thể long trọng không kém lễ tiễn nhưng cũng có thể rất đơn giản, chỉ cần treo hình Táo quân và hình con ngựa mới, tượng trưng là ngài đã trở về trấn thủ trong nhà để tiếp tục phù hộ và giám sát việc thiện ác trong năm mới.

    Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-nen-cung-ong-cong-ong-tao-truoc-ngay-23-thang-chap-a558353.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngày Tết, ăn uống thế nào để tránh nóng trong người?

    Ngày Tết, ăn uống thế nào để tránh nóng trong người?

    Rượu bia, đồ nếp, giò chả, thức ăn cay nóng chiên xào,… đều là những thực phẩm khó cưỡng trong ngày Tết nhưng dễ dàng gây nóng trong người khiến ngày Tết luôn uể oải, kém vui. Vậy các bạn trẻ nên ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe mà vẫn tươi mát đón xuân cho một năm mới hanh thông, may mắn?