Sự việc đau lòng xảy đến với cô Liu (29 tuổi) đến từ Trung Quốc. Được biết, cô Liu đã làm trong ngành giáo dục được 5 năm. Công việc thường ngày rất bận rộn và căng thẳng, do đó cô Liu rất ít khi đi ngủ sớm, hay làm thêm giờ.
Cô gái 29 tuổi cho hay bản thân gần như không bao giờ đi ngủ trước 2h. Công việc căng thẳng lại gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống, cô Liu luôn ở trong tình trạng buồn bã và chán nản.
Thời gian gần đây, cô Liu cảm thấy mệt mỏi và đau bụng bên phải nhưng không mấy để tâm, chỉ nghĩ đơn giản là do thiếu ngủ. Mãi tới khi bị đau bụng nhiều hơn, đồng thời xuất hiện triệu chứng buồn nôn, cô Liu mới chịu đến bệnh viện thăm khám.
Sau khi kiểm tra cẩn thận, các bác sĩ chẩn đoán cô bị ung thư gan giai đoạn cuối, làm phẫu thuật cũng không có hiệu quả vì tế bào ung thư đã di căn tới phổi.
Cô giáo Xiao Chen (29 tuổi) cũng gặp phải tình trạng tương tự như cô Liu. Xiao Chen là giáo viên của một trường trung học trọng điểm ở Trung Quốc. Trong suốt thời gian công tác, XiaoChen luôn làm việc tận tâm, không để xảy ra một sơ suất nào.
Qua quá trình trau dồi và rèn luyện, cô nhanh chóng trở thành mộ giáo viên ưu tú, có nhiều kinh nghiệm đứng lớp. Nhờ vậy, cô được giao trọng trách dẫn dắt học sinh trong kỳ thi đại học đầy cam go. Việc này tạo cho Xiao Chen không ít áp lực. Mỗi ngày, cô đều làm việc chăm chỉ, thức khuya dậy sớm cùng các học trò.
Vậy nhưng, các học sinh lại không thấy và không hiểu sự tận tâm của Xiao Chen, nhiều em còn tỏ thái độ chống đối, không chịu học hành. Xiao Chen là một giáo viên yêu nghề, yêu quý học sinh nhưng thái độ và cách hành xử của các em khiến cô cảm thấy rất buồn phiền, thường xuyên tức giận.
Nửa đầu năm nay, Xiao Chen thường xuyên thấy bụng đau nhói nhưng vì học sinh sắp bước vào kỳ thi đại học, công việc bận rộn nên cô cố gắng chịu đựng. Đến khi kỳ thi kết thúc, cô mới yên tâm đi khám. Tại đây, cô nhận được một thông báo như “sét đánh ngang tai”. Bác sĩ cho biết cô bị ung thư gan giai đoạn cuối, đã quá muộn để tiến hành hóa trị.
Kết luận của bác sĩ khiến cả cô Liu và Xiao Chen không khỏi ngỡ ngàng vì họ đều không uống rượu, hút thuốc, làm sao có thể bị ung thư gan giai đoạn cuối. Sau khi tìm hiểu rõ về công việc và cuộc sống sinh hoạt của cô Liu cùng Xiao Chen, bác sĩ chỉ ra 2 thói quen cực hại cho gan mà hai cô gái đều mắc phải.
Thường xuyên thức khuya
Việc thức khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới quá trình hồi máu của gan cũng như tác động xấu đến hiệu quả hoạt động tự sửa chữa và giải độc của bộ phận này. Về lâu dài, khả năng giải độc gan suy yếu dần, chất độc tích tụ trong gan tăng lên, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây ra các vấn đề về gan.
Thường xuyên nóng giận, hờn dỗi, chán nản
Y học phương Đông nhận định “gan là mộc, thích phát triển tự do, không thích bị gò bó”. Trong khi đó, cảm xúc tức giận, chán nản thường xuyên diễn ra trong thời gian dài như một áp lực vô hình đè nén, dễ khiến gan bị tổn thương nặng.
Bên cạnh đó, nó còn tác động không tốt tới sự lưu thông bình thường của khí, huyết bên trong gan, lâu dần sẽ khiến khí, huyết ở gan bị tắc nghẽn, ứ trệ, nhiều vấn đề về gan cũng vì thế mà phát sinh.
Nhân trường hợp của cô Liu và Xiao Chen, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đi khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Dân gian có câu “Dạ dày như sừng, gan như câm”, có nghĩa dạ dày có vấn đề sẽ biểu hiện rất rõ nhưng ở giai đoạn đầu của bệnh gan, người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu đặc biệt nào vì bề mặt gan không có các dây thần kinh đau đớn. Đây là lý do mà mọi người luôn phát hiện bệnh khi đã muộn.
Ngoài hai thói quen nói trên, bác sĩ cũng khuyên mọi người nên bỏ các thói xấu như chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ, uống rượu bia, hút thuốc…
Một số dấu hiệu cần chú ý:
- Tâm trạng chán nản, thiếu năng lượng, mất ngủ và hay mơ màng.
- Tần suất đánh hơi tăng lên, bụng có cảm giác ứ đọng khí.
- Túi mật bị tắc.
- Miệng và lưỡi khô, kèm theo hơi thở có mùi hôi.
- Rụng tóc nghiêm trọng.
- Tâm tính bồn chồn, tinh thần không thoải mái.
- Mất bình tĩnh.
- Ngứa da, nổi mụn liên miên.
Đinh Kim (T/h)