+Aa-
    Zalo

    Cổ đông HAGL kêu cứu, yêu cầu trả lời rõ căn cứ thông tin hủy niêm yết HAG

    (ĐS&PL) - Liên quan đến thông tin cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết bắt buộc theo Nghị định 155 của Chính phủ do làm ăn thua lỗ trong 3 năm liên tục, ngày 14/2, đại diện nhóm cổ đông đang năm giữ cổ phiếu HAG đã có đơn kêu cứu gửi các cấp lãnh đạo.

    Trong đơn kêu cứu gửi Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (CO3 – bộ Công an), bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), nhóm cổ đông HAG cho biết thời gian qua, thông tin lan truyền về việc sàn HOSE sẽ huỷ niêm yết cổ phiếu HAG đã và đang gây thiệt hại rất lớn cho các cổ đông bởi giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu.

    Cũng theo nhóm cổ đông trên, thông tin huỷ niêm yết cổ phiếu HAG dựa theo lý do vì doanh nghiệp này lỗ 3 năm liên tiếp (2017, 2018, 2019) là chưa thoả đáng. Cụ thể, nội dung đơn kêu cứu nêu rõ:

    Thứ nhất, Nghị định 155/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/12/2020 hướng dẫn Luật chứng khoán, tại Điều 120 khoản 1, điểm e, thì không có quy định hồi tố lỗ.

    Đồng thời, nhóm cổ đông HAG khẳng định năm 2019 HAGL báo lãi, không hề có chuyện 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019 thua lỗ như một số thông tin được đưa ra gần đây.

    Phân tích thêm, nhóm cổ đông HAG đặt ra câu hỏi: Việc HAGL công bố báo cáo tài chính 2020 có kiểm toán và nội dung hồi tố từ tháng 3/2021 nhưng tại sao gần 10 tháng sau mới có thông báo hủy?

    “Nếu HOSE tiến hành huỷ đột ngột như vậy sẽ không tuân theo trình tự pháp luật, làm thiệt hại rất lớn cho cổ đông HAG hiện nay, đặc biệt là những người đã mua cổ phiểu HAG sau thời điểm tháng 3/2021 trên cơ sở căn cứ vào BCTC quý của HAG gần đây có lãi”, nội dung đơn kêu cứu nhấn mạnh. Cuối cùng, theo nhóm cổ đông HAG, báo cáo tài chính hồi tố 2017, 2018, 2019 không có kiểm toán và không có giá trị pháp lý để xem xét việc huỷ niêm yết HAG.

    "Chúng tôi là những cổ đông đã đầu tư từ sau thời điểm ngày phát hành báo cáo tài chính đã kiểm toán 2020 (tức tháng 4/2021) và không hề thấy cảnh báo nào từ các cơ quan quản lý sao giờ lại lôi chuyện cũ ra xem xét. Vậy ai chịu trách nhiệm cho những người mua cổ phiếu từ tháng 4/2021. Đặc biệt, những ngày cuối năm 2021, hàng loạt thông tin, báo cáo từ HAG cho thấy một doanh nghiệp hồi sinh vì có liên tiếp các quý làm ăn khởi sắc và có lãi trở lại, kỳ vọng năm 2022 có lợi nhuận gấp chục lần năm 2021 nên chúng tôi đã đầu tư. Vì vậy, nếu HOSE đột ngột thông báo HAG bị huỷ niêm yết vì những chuyện xảy ra những năm trước, sẽ gián tiếp giết chết các cổ đông, những người mua cổ phiếu vì kỳ vọng tương lai chứ không hề có trách nhiệm phải chịu về những tồn đọng quá khứ", đơn thư của nhóm cổ đông viết.

    Từ những phân tích trên, nhóm cổ đông HAG khẳng định nếu việc huỷ niêm yết HAG xảy ra thì đó hành vi sai luật, đi ngược lại chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

    “Thay mặt nhóm nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu HAG, chúng tôi đề nghị các cấp vào cuộc làm rõ, có hay không sự tung tin sai sự thật phá hoại cổ phiếu HAG, hủy hoại sự minh bạch của thị trường chứng khoán và trả lời rõ cho cổ đông căn cứ vào đâu để huỷ niêm yết HAG”, nội dung đơn kêu cứu của nhóm cổ đông HAG viết.

    hagcaxr1
    Trước nguy cơ cổ phiếu HAG bị huỷ niêm yết, nhiều nhà đầu tư, cổ đông, chuyên gia kinh tế đã bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với HAGL của ông Đoàn Nguyên Đức.

    Tại sao nên đặc cách với Hoàng Anh Gia Lai?

    Sau khi “buông” HAGL Agrico, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức đã gọn ghẽ hơn rất nhiều, tập đoàn của ông bầu phố núi vì thế đã có những bước phát triển vượt bậc. Cổ đông cũng tin tưởng và đặt nhiều kỳ vào vào kế hoạch, nhiều tham vọng cuả ban lãnh đạo Tập đoàn này trong thời gian tới.

    Tuy nhiên, ngay từ đầu năm Nhâm Dần 2022, cổ đông HAGL đứng ngồi không yên trước nguy cơ cổ phiếu HAG bị huỷ niêm yết bắt buộc theo Nghị định 155 của Chính phủ. Nguyên nhân của tình trạng này bởi HAGL làm ăn thua lỗ trong 3 năm liên tục.

    Nhưng cần phải đặc biệt chú ý, do phải điều chỉnh hồi tố số liệu BCTC nên lợi nhuận sau thuế của HAGL các năm 2017, 2018 và 2019 đều là số âm. Riêng năm 2021, Công ty HAGL đã có lãi trở lại.

    Đại diện HAGL cho biết, thực tế Công ty chỉ lỗ 3 năm trước đó là 2017-2019, từ 2020 đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ, bứt phá trong kinh doanh, năm 2021 đã có lãi. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 26/11/2021, cổ đông HAGL cũng thống nhất cao, ký vào biên bản cuộc họp kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và HoSE xem xét chấp thuận duy trì việc niêm yết cổ phiếu HAG trên HoSE.

    Như vậy, lỗ liên tiếp 3 năm nhưng là giai đoạn trước đó 2017-2019, HAGL đã có lãi trong năm 2021 và sự đồng tình từ cổ đông

    Từ tâm huyết và đồng thuận của cổ đông, HAGL đã gửi văn bản lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và HoSE, kiến nghị không hủy niêm yết cổ phiếu HAG trên HoSE.

    Việc không huỷ niêm yết cổ phiếu HAG, theo HAGL là bởi tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đang phát triển theo đúng lộ trình và có triển vọng phát triển rất tốt. HAGL cũng đã thanh toán phần lớn khoản nợ vay và trái phiếu tồn đọng, xử lý phần lớn khoản đầu tư không hiệu quả như thanh lý các công ty con thuộc ngành nông nghiệp, thủy điện và khoáng sản... Ngoài ra, các chỉ tiêu tài chính dần cải thiện, hệ số thanh toán hiện hành đã lớn hơn 1 (có khả năng tài chính để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn).

    Trong năm 2022, HAGL đặt mục tiêu lãi hơn 1.000 tỷ đồng. Công ty cũng đề ra mục tiêu trả hết nợ ngân hàng, cân đối tài chính và chấp nhận những phương án kinh doanh hiệu quả nếu có thể giúp xoá sạch lỗ luỹ kế trong vài năm tới.

    Trước nguy cơ cổ phiếu HAG bị huỷ niêm yết, nhiều nhà đầu tư, cổ đông, chuyên gia kinh tế đã bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với HAGL của ông Đoàn Nguyên Đức. Sự ủng hộ này, xuất phát bởi thực tế HAGL đang có rất nhiều điểm sáng, và tình hình kinh doanh năm 2021 đã có lãi trở lại. HĐQT và ban lãnh đạo HAGL đã đưa ra lộ trình kinh doanh khoa học cho giai đoạn tiếp theo, trọng tâm là phát triển chăn nuôi heo và tiếp tục trồng cây ăn trái.

    Khoản 1, Điều 120 của Nghị định 155 về việc huỷ niêm yết bắt buột, quy định: Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

    Nhưng tính đến cuối năm 2021, HAGL đã có lãi trở lại, điều này giúp vốn chủ HAGL vẫn cao hơn số lỗ luỹ kế với 4.667 tỷ đồng. Tại Đại hội cổ đông vừa qua, HAGL cũng đưa ra mục tiêu sẽ xoá sạch lỗ luỹ kế vào năm 2023.

    Một chuyên gia của Công ty chứng khoán VPS phân tích, nếu việc huỷ niêm yết xảy ra vào tháng 4/2021 thì chấp nhận được. Trong khi đó, giai đoạn 2017-2019 các cổ đông cũ cũng đã không còn gắn bó với HAGL. Hiện nay, các cổ đông tại HAGL là những cổ đông mới, họ căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm 2021 để đầu tư, và đây là những người bỏ tiền ra đầu tư cổ phiếu HAG vị họ tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của HAGL ở hiện tại và triển vọng tương lai chứ không căn cứ vào thông tin tài chính trong quá khứ.

    “Đầu tư chứng khoán là sự kỳ vọng phát triển trong tương lại và các nhà đầu tư đã kỳ vọng và đặt niềm tin đúng vào ban điều hành của HAGL. Khi việc tái cơ cấu của HAGL đã đạt kết quả tốt, bằng chứng là năm 2021 Tập đoàn này đã bắt đầu có lãi thì việc hồi tố hủy niêm yết HAG sẽ không đem lại lơi ích gì cho nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường”, chuyên gia VPS phân tích.

    Theo Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư của Chứng khoán Tân Việt Lê Ngọc Nam, về cơ bản HAGL đã có những bước cải tiến tốt trong thời gian qua, nếu nhìn vào sự tiến triển nhất định trong hai quý trở lại đây thì nhà đầu tư có niềm tin vào sự đi lên của doanh nghiệp. Bởi vậy, trong bối cảnh khó khăn chưa từng có như hiện nay khi nền kinh tế đang lao đao vì dịch Covid – 19, có thể cho phép HAGL áp dụng điều kiện thử thách là nếu kết quả kinh doanh bán niên và cả năm 2022 không có lãi thì hãy xem xét hủy niêm yết. Điều này sẽ giúp bảo vệ lợi ích cổ đông và tránh được xáo trộn lớn trên thị trường.

    Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc, giả sử cổ phiếu HAG bị hủy niêm yết, các cổ đông của sẽ đối mặt với tình trạng mất thanh khoản khi giao dịchdẫn đến tình trạng có rất nhiều nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu HAG trước khi mã này chính thức bị hủy niêm yết, làm cho cổ phiếu HAG trên thị trường chứng khoán bị giảm giá, đẩy các nhà đầu tư vào thua lỗ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của các cổ đông. Do vậy, vậy, câu hỏi đặt ra là nếu quyết tâm “hạ gục” HAGL bằng việc huỷ niêm yết cổ phiếu HAG thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đang bảo vệ. nhà đầu tư, cổ đông hay bảo vệ ai?

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-dong-hagl-keu-cuu-yeu-cau-tra-loi-ro-can-cu-thong-tin-huy-niem-yet-hag-a528483.html
    Huỷ niêm yết HAG “không đem lại lơi ích gì cho nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường”

    Huỷ niêm yết HAG “không đem lại lơi ích gì cho nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường”

    Các cổ đông tại HAGL là những cổ đông mới, họ căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm 2021 để đầu tư, và đây là những người bỏ tiền ra đầu tư cổ phiếu HAG vị họ tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của HAGL ở hiện tại và triển vọng tương lai chứ không căn cứ vào thông tin tài chính trong quá khứ

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Huỷ niêm yết HAG “không đem lại lơi ích gì cho nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường”

    Huỷ niêm yết HAG “không đem lại lơi ích gì cho nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường”

    Các cổ đông tại HAGL là những cổ đông mới, họ căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm 2021 để đầu tư, và đây là những người bỏ tiền ra đầu tư cổ phiếu HAG vị họ tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của HAGL ở hiện tại và triển vọng tương lai chứ không căn cứ vào thông tin tài chính trong quá khứ

    Chuyên gia: Huỷ niêm yết HAG là không cần thiết!

    Chuyên gia: Huỷ niêm yết HAG là không cần thiết!

    "Tại sao nên huỷ niêm yết HAG và ai được hưởng lợi?" là câu hỏi mà các cơ quan quản lý nên cân nhắc đặt ra trước khi ra quyết định có hay không huỷ niêm yết với mã cổ phiếu này ở thời điểm hiện tại.