+Aa-
    Zalo

    Chuyện về thừa tướng xiểm nịnh, buôn hàng quốc cấm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dưới thời Gia Luật Hồng Cơ tức Đạo Tông (1032 - 1101) đời thứ tám của nhà Liêu, có một viên thừa tướng tên là Gia Luật ất Tân Tân, mệnh danh thừa tướng "vàng" của thời ấy.

    (ĐSPL) - Dưới thời Gia Luật Hồng Cơ tức Đạo Tông (1032 - 1101) đời thứ tám của nhà Liêu, có một viên thừa tướng tên là Gia Luật ất Tân Tân, mệnh danh thừa tướng "vàng" của thời ấy.
    Cùng với Trương Hiếu Kiệt, Gia Luật Ất Tân Tân tuy là những kẻ xiểm nịnh, dối trên lừa dưới, lòng đầy những toan tính phản nghịch nhưng vì Gia Luật Hồng Cơ vốn dĩ là một hôn quân không biết phân biệt phải trái, trắng đen nên vẫn một mực tin dùng.
    Vợ của Gia Luật Hồng Cơ là Tiêu hoàng hậu, là một người phụ nữ không chỉ xinh đẹp tuyệt trần mà còn rất thông minh, hiểu biết nhất là về âm nhạc. Mỗi lần Gia Luật Hồng Cơ làm thơ thì Tiêu hoàng hậu lại phổ nhạc, kẻ ngâm người hát, kẻ xướng người họa rất tâm đắc. Tiêu hoàng hậu lại sinh hạ hoàng tử Gia Luật Duệ, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, lanh lợi nên Tiêu hoàng hậu càng được nhà vua sủng ái. Năm 6 tuổi, hoàng tử Gia Luật Duệ được phong là Lương Vương, năm 8 tuổi được lập làm thái tử, năm 18 tuổi đã tham dự việc triều chính.
    Gia Luật Ất Tân Tân nghĩ, nếu thái tử nắm việc triều chính chắc chắn mình sẽ bị loại ra ngoài, cho nên phải tìm cách diệt đi. Sau khi tính toán kỹ lưỡng, ông ta cho rằng muốn diệt được thái tử thì trước tiên phải loại bỏ hoàng hậu. Khi ấy, Tiêu hoàng hậu có tài về âm nhạc, giỏi đàn tì bà, lại có một kép hát tên là Triệu Duy Nhất, diễn xuất rất giỏi, hai người đàn hát với nhau rất tương đắc. Lợi dụng điều này, Gia Luật Ất Tân Tân liền bẩm báo với Gia Luật Hồng Cơ là Tiêu hoàng hậu tư thông, cặp kè với Triệu Duy Nhất. Gia Luật Hồng Cơ vốn là người nông nổi, nóng nảy, không biết cân nhắc đúng sai, liền nổi trận lôi đình, ra lệnh bắt ngay hoàng hậu và Triệu Duy Nhất giao cho Gia Luật ất Tân Tân toàn quyền điều tra, xử lý. Mọi việc không thể dễ dàng hơn thế, tất cả đều nằm trong kế hoạch của Gia Luật ất Tân Tân. Cho nên chẳng cần phải điều tra xét hỏi nhiều, hắn kết thúc luôn vụ án bằng những hình phạt quá sức tưởng tượng dành cho hai kẻ vô tội. Theo đó, Triệu Duy Nhất bị tội diệt tộc, Tiêu hoàng hậu thì phải tự ải.
    Thấy mẹ chết một cách quá oan uổng và đau đớn, thái tử Gia Luật Duệ vừa thương xót mẹ, vừa hận tên phản thần xiểm nịnh bày trò hãm hại người vô tội, liền đứng giữa vườn ngự uyển thét lớn: "Kẻ giết mẹ ta chính là tên phản tặc Gia Luật Ất Tân Tân!".
    Chuyện về thừa tướng xiểm nịnh, buôn hàng quốc cấm
    Gia Luật Hồng Cơ vì nghe lời nghịch thần mà hại chết vợ, con. (ảnh minh họa).
    Có người mách với Tân chuyện này khiến hắn càng thêm cay cú, liền vào cung bẩm với Gia Luật Hồng Cơ rằng thái tử có ý đồ soán ngôi. Chẳng hiểu Tân đã tâu hót những gì nhưng nhà vua đùng đùng nổi giận cho bắt ngay thái tử tống giam vào ngục thất. Đáng lẽ thái tử phải bị tội chết nhưng Gia Luật Hồng Cơ chỉ có Gia Luật Duệ là con trai duy nhất nên chỉ truất làm thứ dân, không được lai vãng đến kinh thành. Những người có quan hệ với thái tử thì bị giết vô số kể, đến nỗi không còn ai chôn cất, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Những triều thần, quý tộc từng có mối quan hệ mật thiết, ủng hộ thái tử đều bị đày ra biên cương. Chưa hài lòng với kết cục bi thảm dành cho thái tử, bởi "diệt cỏ phải diệt tận gốc" cho nên Gia Luật Ất Tân Tân đã cho tay chân bí mật ám sát Gia Luật Duệ khi thái tử còn đang bị giam trong ngục rồi bẩm báo với Gia Luật Hồng Cơ rằng thái tử bị bệnh chết. Gia Luật Hồng Cơ muốn gọi vợ con thái tử đến để điều tra nhưng Gia Luật Ất Tân Tân đã nhanh tay ám sát tất cả vợ con của thái tử cùng người hầu kẻ hạ để bịt đầu mối.
    Năm 1081, nhân phát giác được vụ Gia Luật Ất Tân Tân bán hàng quốc cấm cho nước ngoài, Gia Luật Hồng Cơ mới cho bắt Tân giam vào ngục. Năm 1083, quân lính lại phát giác nhà Gia Luật Ất Tân Tân có cất giấu nhiều vũ khí, không những thế còn bắt được cả chứng cứ cho thấy Tân muốn trốn sang tư thông với Bắc Tống. Đến lúc này, Gia Luật Hồng Cơ mới biết bấy lâu nay mình đã "nuôi ong tay áo" nên mới răm rắp nghe theo tên phản thần này mà làm bao điều sai trái. Trong cơn tức giận ngút trời, nhà vua cho chém đầu Gia Luật Ất Tân Tân ngay lập tức không cần nghị án. Tuổi càng xế chiều thì Gia Luật Hồng Cơ lại càng đam mê tửu sắc nhưng lại cũng rất trọng đạo phật, mải mê tu sửa chùa chiền bỏ bê việc triều chính. Tháng 1/1101, Gia Luật Hồng Cơ bị bệnh nặng và qua đời.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-ve-thua-tuong-xiem-ninh-buon-hang-quoc-cam-a34953.html
    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    (ĐSPL) - Quan Nguyễn Mại, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương, năm 37 tuổi dự thi khoa Tân Sửu (1691) niên hiệu Chính Hòa đỗ Hoàng giáp, trong thời gian làm quan nhà Lê Trung hưng, ông được khen là: “Có sức khỏe, có mưu lược, làm quan Thị lang Lễ bộ, ra trấn thủ Sơn Tây, có chính tích đặc biệt, trộm cướp phải nín hơi, xét kiện sáng suốt, danh vọng rất cao” .

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    (ĐSPL) - Quan Nguyễn Mại, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương, năm 37 tuổi dự thi khoa Tân Sửu (1691) niên hiệu Chính Hòa đỗ Hoàng giáp, trong thời gian làm quan nhà Lê Trung hưng, ông được khen là: “Có sức khỏe, có mưu lược, làm quan Thị lang Lễ bộ, ra trấn thủ Sơn Tây, có chính tích đặc biệt, trộm cướp phải nín hơi, xét kiện sáng suốt, danh vọng rất cao” .

     Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    (ĐSPL) - Vào niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách" chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây…

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Vào khoảng niên hiệu Bảo Thái (từ 1/1720 đến 3/1729) đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách", bổ dụng chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây (nay thuộc Phú Thọ).