+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi ở một mình trên ô tô

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để có thể tự bảo vệ mình khi rơi vào những tình huống nguy hiểm hoặc bị bỏ quên trên xe, các bậc cha mẹ cần chủ động trang bị cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm cần thiết.

    Để có thể tự bảo vệ mình khi rơi vào những tình huống nguy hiểm hoặc bị bỏ quên trên xe, các bậc cha mẹ cần chủ động trang bị cho trẻ những kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thoát hiểm cần thiết.

    Cha mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng thoát hiểm nếu như bị bỏ lại trên xe ô tô. Ảnh minh họa

    Trao đổi với PV báo Đời sống& Pháp luật, cô Hoàng Hồng Nhung- Giảng viên đào tạo kỹ năng sống Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara cho biết, khi ô tô đóng kín cửa và không bật điều hòa thì chỉ trong trong thời gian rất ngắn, trẻ sẽ gặp phải tình trạng thiếu ôxy và dẫn đến tình trạng hôn mê sâu và tử vong.

    Nhất là khi thời tiết nắng nóng dẫn đến nhiệt độ trong xe ô tô tăng cao gấp nhiều lần so với ngoài trời.

    Vì vậy, để tránh chuyện thương tâm trên, các bậc cha mẹ cần chủ động trang bị cho con các kỹ năng sống cần thiết, trong đó có kỹ năng thoát hiểm khỏi xe ô tô. Cũng theo cô Nhung, những cách dưới đây trẻ từ 3 tuổi trở lên đều có thể nhận thức và thực hiện được.

    Hãy trang bị cho con thiết bị liên lạc, đồng hồ định vị, điện thoại với số của bố mẹ, chỉ bấm gọi là được!

    Ngoài các số điện thoại lưu trực tiếp trên điện thoại, cha mẹ cũng cần dạy các con gọi đến các số điện thoại của cảnh sát, cứu thương khi gặp phải sự cố.

    Dạy cho trẻ cách bấm còi xe báo hiệu khi trót kẹt trong xe vì bất cứ lý do gì

    Cả khi xe tắt máy, còi xe vẫn hoạt động do sử dụng nguồn điện trực tiếp từ Accu. Hãy dạy con, nếu bị bỏ quên trên xe, con lên vô lăng và bấm còi. Với bình điện accu, còi có thể bấm liên tục trong thời gian dài. Việc gây tiếng ồn sẽ gây sự chú ý, giúp con được giải thoát ra khỏi xe ô tô, xe bus.

    Đèn báo hiệu HAZARD

    Đèn Hazard luôn hoạt động dù ô tô đã tắt máy. Ảnh minh họa

    Đèn này được thiết kế nguồn điện riêng để nó lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động. Hãy chỉ cho con nút bật cái đèn này có hình Tam giác và rất dễ thấy trên Tablo buồng lái. Bấm nó cùng với còi.

    Mở khóa cửa từ bên trong

    Các xe ô tô đều có lẫy mở khoá cửa từ bên trong tại mỗi cửa lên xuống. Hãy tập cho con cách mở khoá, kéo chốt khoá.

    Cách phá cửa thoát ra

    Búa thoát hiểm được thiết kế đặc thù, trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng để phá cửa thoát hiểm. Ảnh minh họa 

    Cha mẹ nên chỉ cho con cách sử dụng búa thoát hiểm, nếu tìm thấy. Không thì dùng chân đạp kính, tất nhiên cần ba mẹ dạy thực hành.

    Vì kính xe không giống kính gương, khi vỡ nó nổ thành dạng hạt, không sợ gây ra vết thương và làm tổn thương trẻ. Đây cũng được coi là một cách trẻ nên biết để tự mình giải thoát nếu như những cách trên không áp dụng được.

    Bạch Hiền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-huong-dan-ky-nang-thoat-hiem-cho-tre-khi-o-mot-minh-tren-o-to-a287676.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan