Tiết lợn
Bài viết trên Báo Vietnamnet đã chỉ ra rằng, tiết lợn là một loại thức ăn nội tạng động vật rất phổ biến, giàu chất sắt. Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, bổ khí và dưỡng huyết.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.
Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Thêm vào đó, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.
Lòng già lợn
Lòng già xào hay luộc đều là món ăn nhiều người yêu thích, tuy nhiên đây là một bộ phận được đánh giá là không sạch sẽ của lợn.
Lòng già là nơi thải ra phân sau quá trình lợn tiêu hóa thức ăn vì vậy sẽ có mùi hơi khó chịu, hơn nữa chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và khó làm sạch, có thể gây bệnh đường tiêu hóa cho người ăn.
Ngoài ra, món lòng già cũng có chứa hàm lượng chất béo cao nên tiêu thụ lâu dài sẽ gây tăng mỡ máu.
Thịt cổ lợn
Theo các chuyên gia y tế: Cổ lợn có nhiều hạch chứa nhiều vi khuẩn, vi rút và độc tố. Khi giết, mổ lợn, tiết ở cổ chảy ra nhiều và chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Vậy nên mọi người nên thận trọng vì nó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thông tin trên báo Giao Thông.
Gan lợn
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Phổi lợn
Phổi lợn là một cơ quan không sạch, chúng là cơ quan hô hấp của lợn. Do môi trường sống của lợn cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng vì vậy phổi lợn rất dễ chứa lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn, nếu ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể.
Bên cạnh tránh xa những bộ phận trên của lợn, bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn thịt lợn:
Kiểm soát lượng thịt ăn vào: Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến cáo nên kiểm soát lượng tiêu thụ thịt gia súc và gia cầm mỗi ngày, bao gồm cả thịt lợn, nên ở mức 40-75g. Nếu thích ăn gan động vật, bao gồm cả gan lợn, bạn có thể ăn 2-3 lần một tháng, 25g/lần.
Chú ý đến phương pháp nấu ăn: Mọi người nên hạn chế nướng, quay, rán thịt. Hãy sử dụng phương pháp nấu ở nhiệt độ thấp, không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Hạn chế thịt lợn chế biến sẵn: Các sản phẩm chế biến như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích không chỉ chứa hàm lượng muối cao mà trong quá trình sản xuất còn sản sinh ra nhiều loại chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng, nitrosamine… Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn khi nấu như trên cũng bị giảm sút.
Thịt lợn hay phủ tạng của lợn đều ăn được. Tuy nhiên, người dùng phải chú ý gan có nhiều chất độc lưu lại, đảm bảo lợn không bệnh.
Khi mua thịt lợn bạn phải kiểm tra kỹ, tránh mua phải lợn gạo, lợn bệnh,... vì rất nguy hiểm. Ngoài ra, thịt lợn chóng bị ôi thiu nên phải chọn những loại thịt tươi, theo Người đưa tin.
Thùy Dung (T/h)