+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia: Ăn lẩu nhúng các loại rau thủy sinh cẩn thận rước bệnh những ngày Tết

    (ĐS&PL) - Ngày Tết nhiều người có thói quen liên hoan tất niên, hay ăn những món: lẩu, gỏi sống cùng các loại rau sống. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo tình trạng rước bệnh vào người khi ăn những loại rau này.

    Những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều công ty, doanh nghiệp và gia đình thường tụ tập, tổ chức liên hoan ăn uống để chia tay một năm cũ, đón chào một năm mới. Lẩu, gỏi,...là những món khoái khẩu được nhiều người lựa chọn.

    Anh Nguyễn Bảo (Hà Đông, Hà Nội) vừa có buổi tất niên với đồng nghiệp triền miên hơn 1 tuần qua. Anh cho biết, vào dịp gần cuối năm ăn uống triền miên nên khi tụ họp với các gia đình, anh đề xuất ăn lẩu vừa ngồi quây quần bên nhau lại ấm cúng.

    "Lựa chọn lẩu là hợp lý vì tôi thấy tiệc tùng toàn thịt, cá, ăn uống triền miên nên sẽ thấy ngán. Nên tổng kết cuối năm tôi cũng chọn ăn lẩu rau vừa dễ ăn lại không bị ngán”, anh Bảo nói.

    Cũng như các gia đình khác, chị Kim Linh (Hà Đông, Hà Nội) chọn chiêu đãi người thân và một số đồng nghiệp thân thiết bằng món lẩu.

    Chị bàn bạc với mọi người trong nhà làm món ăn đơn giản, nhẹ nhàng và không cần quá bày vẽ, chỉ cần chuẩn bị ít thịt bò, rau sống, rau cần, rau muống để nhúng kèm là được.

    chuyen gia an lau nhung cac loai rau thuy sinh can than ruoc benh nhung ngay can tet
    Nguy cơ nhiễm bệnh từ việc ăn rau chưa chín kỹ. Ảnh minh hoạ

    Tuy nhiên, theo PGS.TS. Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cảnh báo, việc ăn các loại rau thuỷ sinh (rau muống, rau ngổ, rau cần, diếp cá…) khi ăn không được nấu chín hoặc ăn lẩu chỉ nhúng qua thì ấu trùng cũng sẽ không bị tiêu diệt. Người ăn vào không chỉ nhiễm trứng giun mà còn có khả năng nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.

    Ông Dũng phân tích, việc rửa rau qua loa khó loại bỏ ấu trùng. Do vậy, khi ăn rau không được rửa sạch, không được nấu chín đảm bảo sẽ có nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn và trứng giun đũa, giun móc.

    Theo ông Dũng, sán lá gan lớn có thể gây ra những ổ áp-xe trong gan và ấu trùng có thể đi khắp cơ thể người gây ra tổn thương và các tổ áp-xe ngoài gan ở nách, cơ thành bụng, đầu gối, đùi, bắp chân.

    XEM THÊM: Nữ giảng viên trường Y muộn con: “Lần đầu thấy những cử động của con... là khoảnh khắc không thể nào quên”

    Trước câu hỏi làm sao để rửa sạch rau mà không còn ấu trùng, Trường khoa Ký sinh trùng cho biết với các loại trứng giun bám trên bề mặt có thể rửa dưới vòi nước để trôi sạch trứng, thay vì rửa trong chậu và ngâm nước muối. Với ấu trùng của sán lá gan lớn cũng khó xử lý sạch, do vậy cách phòng ngừa vẫn là nấu chín, ăn chín.

    Để phòng sán lá gan, các bác sĩ khuyến cáo người dân bỏ thói quen ăn đồ tái, sống. Các quan niệm ăn đồ sống cho mát là không đúng mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Thay vào đó, cần ăn chín, uống nước đun sôi để nguội…

    Mộc Trà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-an-lau-nhung-cac-loai-rau-thuy-sinh-can-than-ruoc-benh-nhung-ngay-tet-a609664.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan