+Aa-
    Zalo

    Chú ý: Ăn cam theo cách này chẳng khác nào "rước độc" vào người

    (ĐS&PL) - Cam là loại hoa quả chứa nhiều vitamin C và các dưỡng chất khác tốt cho da, xương,... Tuy nhiên, khi ăn, uống nước các loại quả này cùng những thực phẩm sau có thể khiến chúng “kỵ nhau” và gây hại cho sức khỏe.

    Những thực phẩm không nên kết hợp cùng nước cam

    Sữa

    chu y an cam theo cach nay chang khac nao ruoc doc vao nguoi
    Sữa và cam không nên kết hợp cùng nhau vì có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, chướng bụng. Ảnh minh họa

    Theo báo Lao động, trong sữa có protein sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy

    Do vậy, nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ trở ra.

    Củ cải

    chu y an cam theo cach nay chang khac nao ruoc doc vao nguoi 2
    Cam và củ cải không nên kết hợp với nhau.Ảnh minh họa

    Flanovoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này quá nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Ngoài ra, củ cải trắng còn kỵ với các loại trái cây như lê, táo, nho… bởi có thể gây suy tuyến giáp nặng.

    Hải sản

    chu y an cam theo cach nay chang khac nao ruoc doc vao nguoi 3
    Hải sản và cam là 2 thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau. Ảnh minh họa

    Hải sản và cam không được ăn cùng nhau, vì 2 thực phẩm này đều có tính lạnh. Thông tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, nếu ăn chung hải sản và cam sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy.

    Đặc biệt những người đang bị bệnh về dạ dày không nên kết hợp 2 món này cùng lúc vì dễ gây ra phản ứng dị ứng.

    Thuốc kháng sinh

    chu y an cam theo cach nay chang khac nao ruoc doc vao nguoi 4
    Thuốc kháng sinh không nên uống cùng nước cam. Ảnh minh họa

    Nước cam có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì chất axit có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.

    Tốt nhất, sau khi đã điều trị kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.

    Thời điểm không nên uống nước cam

    chu y an cam theo cach nay chang khac nao ruoc doc vao nguoi 5
    Những thời điểm "đại kỵ" không nên uống nước cam. Ảnh minh họa

    Trước khi đánh răng

    A xít trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng.

    Bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của a xít trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của a xít với men răng của bạn.

    Ngay sau khi ăn sáng

    Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

    Buổi tối

    Không nên ăn và uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

    Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng a xít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hổng lớp men răng.

    Những người không nên uống nước cam

    chu y an cam theo cach nay chang khac nao ruoc doc vao nguoi 6
    Người bị dạ dày, bệnh tiêu hóa,... không nên uống nước cam. Ảnh minh họa

    Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam. Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng (nhói tim) và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

    Người có bệnh tiêu hóa: Nếu uống nước cam quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy. 

    Người đang đói: Nước cam chứa nhiều axit nên tuyệt đối không uống vào lúc đói, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

    Người vừa phẫu thuật: Những người sau phẫu thuật về dạ dày, ruột (đường tiêu hóa) có các vết mổ chưa hồi phục hay các vết thương có thể bị viêm loét nguy cơ bị xuất huyết nên thận trọng ăn cam quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ vết thương.

    Người bị bệnh thận, bệnh tiêu hóa và bệnh phổi: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người già không nên ăn quá nhiều cam, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thận, đường tiêu hóa kém và các bệnh phổi. Bởi điều đó sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng đau bụng, đau ngang thắt lưng, đau lưng và các triệu chứng khác.

    Nguyễn Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-y-an-cam-theo-cach-nay-chang-khac-nao-ruoc-doc-vao-nguoi-a593071.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan