+Aa-
    Zalo

    Chủ quán mỳ trừ lương người lao động có đúng luật?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    (ĐSPL) - Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Gần đây, dư luận xôn xao trước hình ảnh chia sẻ mức lương của một nhân viên quán mỳ tại Hà Nội. Theo đó, mức lương thử việc của anh này là 1,2 triệu/tháng nhưng bị trừ xuống còn 245.000 đồng.

    Lương tháng 8 ít lại bị phạt và phải đóng tiền đồng phục, mua tài liệu... (Ảnh do nhân vật cung cấp)

    Lương tháng 9 của L.G với đủ các khoản phạt (Ảnh do nhân vật cung cấp)

    Theo nội dung L.G. làm nhân viên thử việc 2 tháng tại quán mỳ ở phố Núi Trúc, Hà Nội. Lương thử việc tháng 8 của L.G là 1,8 triệu (hưởng mức 60% mà theo chủ quán là do ý thức kém, nhắc nhở nhiều lần nhưng không tự chấn chỉnh). Tuy nhiên, vì L.G chỉ làm 19 buổi/tháng nên mức lương nhận về chỉ còn 1,2 triệu đồng. Khoản lương này tiếp tục bị trừ đi 490.000 đồng tiền đồng phục, mua tài liệu... Ngoài ra, số lương ít ỏi còn lại tiếp tục bị phạt thêm gần 400.000 đồng do làm thiếu giờ, đi muộn, ra ngoài không xin phép.

    Tiếp tục tháng 9, mặc dù đi làm 27 buổi nhưng mức lương mà G. nhận về chỉ là 1,2 triệu do cậu bị tính mức 40% lương chính thức (thấp hơn tháng đầu tiên). Khoản lương này tiếp tục bị trừ bởi chi chít lỗi như đi muộn, chấm công không đúng giờ, làm đổ đĩa và mì. Điều đáng bàn là các lỗi này đều tái phạm nhiều lần và số tiền phạt cứ theo số lần vi phạm, tăng lên theo cấp số nhân. Kết quả là số tiền L.G nhận về chỉ còn 245.000 đồng.

    Tuy nhiên theo chị H. (chủ quán mỳ), việc trừ lương đối với nhân viên L.G. là đúng luật theo quán đã đặt ra. 

    Chị H cho biết thêm:  Quy định của công ty đúng là có chút nghiêm ngặt. Tuy nhiên, bạn L.G đã đi làm thì phải tuân thủ. Hơn nữa quy định là thế nhưng chúng tôi vẫn luôn châm trước cho nhân viên nếu như họ luôn cố gắng hoàn thành công việc.

    Xung quanh vấn đề này PV đã có buổi trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc công ty luật Thiên Thanh.

    Thưa luật sư, theo quy định của Pháp luật lương thử việc đối với người lao động được tính ở mức nào?

    Theo quy định tại Điều 28 Bộ Luật lao động 2012 có quy định cụ thể về tiền lương trong thời gian thử việc như sau:

    “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

    Như vậy, theo quy định thì lương thử việc được tính do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc.

    Trường hợp chủ quán mỳ tính lương thử việc cho nhân viên từ 40% - 60% và liên tục trừ vì vi phạm nội quy của cửa hàng có đúng không thưa Luật sư?

    Theo những thông tin báo chí đưa tin, dưới góc độ pháp luật tôi cho rằng việc tính lương cho nhân viên của quán mỳ là chưa có căn cứ pháp luật bởi lẽ:

    Thứ nhất, lương thử việc của nhân viên được tính 60% ở tháng đầu tiên và 40% ở tháng thứ hai so với lương theo thỏa thuận đã vi phạm quy định tại Điều 28 Bộ Luật lao động 2012. Cụ thể pháp luật quy định tiền lương thử việc của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Thứ hai, lí do của chủ quán đưa ra là thường xuyên phải nhắc nhở do ý thức kém không tự chấn chỉnh, nghỉ không phép 01 ngày, đi muộn 10 phút, đi muộn 26 phút, ra ngoài không phép, làm thiếu 1.5h (như ảnh trong bài viết) để trừ lương là vi phạm pháp luật.

    Theo Khoản 2 Điều 128 Bộ Luật lao động 2012 có quy định về một trong những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động đó là: “Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động”.

    Như vậy, khi nhân viên vi phạm kỉ luật lao động, chủ cửa hàng phải xử lí vi phạm lao động nhưng không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương.

    Trường hợp nội quy lao động của nhà hàng không quy định các hình thức xử phạt nói trên thì người sử dụng lao động đã vi phạm quy định một trong những hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động đó là: Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động” (Khoản 3 Điều 128 Bộ luật lao động 2012)

    Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật lao động 2012 quy định : “Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này”.

    Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được phép khấu trừ lương của người lao động khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động, các trường hợp khác pháp luật không cho phép thực hiện.

    Xin cảm ơn luật sư!

    Hoàng Nhung (Thực hiện)

    Video xem nhiều nhất: [mecloud]uL7tpPfHTb[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-quan-my-tru-luong-nguoi-lao-dong-co-dung-luat-a168134.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.