+Aa-
    Zalo

    Chiến thắng 30/4: Chuyển hướng đột phá

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo cựu nhân viên CIA Pribbenow, chiến thắng Phước Long đã dẫn đến kế hoạch mới để giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam trong năm 1975.

    Theo cựu nhân viên CIA Pribbenow, chiến thắng Phước Long đã dẫn đến kế hoạch mới để giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam trong năm 1975.
    Đánh giá của Bộ Chính trị rằng Mỹ sẽ không tái can thiệp vào chiến cuộc đã tỏ ra là đúng đắn, những điểm yếu trong hàng phòng thủ của chính quyền Sài Gòn đã bị bộc lộ. Điều cũng quan trọng không kém là cuối cùng đã có giải pháp cho vấn nạn thiếu đạn dược nghiêm trọng: Đánh và chiếm các kho đạn của chính quyền Sài Gòn.
    Chiến thắng 30/4: Chuyển hướng đột phá

    Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và Tổng tham mưu trưởng QDNDVN Văn Tiến Dũng.

    Chiến thắng Phước Long chứng tỏ rằng chính quyền Sài Gòn vốn đã có ý định bỏ các khu vực ở xa và không quan trọng về mặt chiến lược. Mục tiêu tấn công được thay đổi sang hướng Buôn Mê Thuột.
     
    Buôn Mê Thuột là một thành phố có hơn 100.000 dân, “thủ phủ” của người dân tộc ở Tây Nguyên. Nơi đây có cơ quan đầu não và hậu cứ của Sư đoàn 23, trong đó có khu căn cứ hậu cần Mai Hắc Đế đầy cám dỗ với những kho đạn pháo lớn. Thành phố này nằm trên một giao điểm quan trọng sống còn, là nơi Đường 14 - chạy từ Kontum xuống phía nam tới cửa ngõ phía bắc của Sài Gòn - gặp Đường 21 - chạy theo hướng đông tới thành phố duyên hải Nha Trang. Nếu chiếm được Buôn Mê Thuột, các lực lượng QĐNDVN có thể di chuyển nhanh chóng bằng đường bộ lên phía bắc để chiếm Pleiku ở hậu phương, sang phía đông để cắt Việt Nam làm đôi, hoặc xuống phía nam để tấn công Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn không thể để mất một vị trí chiến lược như vậy và sẽ bị buộc phải tổ chức phản công.  
    Buôn Mê Thuột được bảo vệ rất mỏng (chỉ có Trung đoàn bộ binh số 53 thiếu quân số, một tiểu đoàn xe tăng và pháo cũng như và vài tiểu đoàn lính địa phương). Một cuộc tấn công mạnh và bất ngờ sẽ nhanh chóng chiếm được thành phố Buôn Mê Thuột. Một khi thành phố đã mất, các lực lượng QĐNDVN có thể triển khai phong tỏa và bẻ gãy các cuộc phản công, trong khi đó viện binh của chính quyền Sài Gòn bị kẹt ở nơi đồng không mông quạnh, không kịp đào công sự bảo vệ.
    Vào ngày 7/1/1975, theo nghị quyết của phiên họp Bộ Chính trị phê duyệt kế hoạch mới, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đặt ra các mục tiêu của cuộc tấn công: Ở Quân khu 5 và Tây Nguyên, sử dụng 3 sư đoàn chủ lực tấn công Tây Nguyên, mở ra một hành lang nối kết phần phía nam của Tây Nguyên với phía đông của Nam Bộ và tạo điều kiện cho quân chủ lực di chuyển nhanh vào Đông Nam Bộ, hợp tác với quân chủ lực của Trung ương Cục miền Nam tấn công Sài Gòn. Các trận giao tranh mở màn sẽ nhằm chiếm Buôn Mê Thuột, đánh thông sang Tuy Hòa và Phú Yên, cắt đôi vùng hạ du ở Quân khu 5 và tạo ra một hướng khác để từ đó mau chóng tiến về phía nam, uy hiếp Sài Gòn.
    Các triển vọng đầy hứa hẹn đến mức Bộ Chính trị đã ra lệnh cho Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị kế hoạch mới để giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam trong năm 1975.
    Để thể hiện tầm quan trọng mà các nhà lãnh đạo đánh giá đối với chiến dịch, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng nhận lệnh vào Buôn Mê Thuột ngay lập tức với tư cách phái viên của Bộ Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu trong chiến dịch Tây Nguyên.
    Kế hoạch mới của QĐNDVN đầy táo bạo và sáng tạo. Đòn đánh quyết định của QĐNDVN không nhằm vào quân đội chính của kẻ thù mà vào những điểm chiến lược được phòng thủ yếu nhất mà đối phương lại không thể để mất được. Kế hoạch nhấn mạnh vào các nguyên tắc: tập trung binh lực, tốc độ, bất ngờ, nghi binh. Cuối cùng, việc chiếm Buôn Mê Thuột sẽ cho phép QĐNDVN lựa chọn bất kỳ nơi nào trong nhiều phương án để làm mục tiêu tấn công tiếp theo, do đó buộc quân đội của chính quyền Sài Gòn vốn đã bị dàn mỏng phải vắt óc cố đoán xem QĐNDVN sẽ tấn công ở đâu tiếp theo. Việc triển khai kế hoạch này buộc các chỉ huy của chính quyền Sài Gòn  phạm sai lầm và đảm bảo cho QĐNDVN chuẩn bị khai thác mọi thời cơ có thể.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chien-thang-304-chuyen-huong-dot-pha-a31192.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chiến thắng 30/4: Kế hoạch ban đầu

    Chiến thắng 30/4: Kế hoạch ban đầu

    Cựu nhân viên CIA Merle L. Pribbenow phân tích lối đánh sáng tạo thần tốc của quân dân Việt Nam trong Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.