(ĐSPL) - Ngoại trưởng các nước Liên minh Châu Âu họp khẩn ngày 15/8 tại Brussel để thảo luận cách thức trợ giúp quân sự cho người Kurd ở Iraq.
Lực lượng Kurdistan được xem là thành trì chống các chiến binh thánh chiến của “Nhà nước Hồi giáo” ở Iraq.
|
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius gặp Massoud Barzani, thủ lĩnh của người Kurd ở Iraq |
Theo RFI, cuộc họp này do Pháp triệu tập. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius giải thích: “Tôi triệu tập buổi họp này để cả Châu Âu huy động lực lượng và hỗ trợ cho người Iraq và Kurdistan”.
Ngoại trưởng Italya Federica Mogherini tỏ ra nhiệt tình trong việc trợ giúp này, cho rằng sự một đồng thuận của Châu Âu là rất quan trọng trong việc trang bị vũ khí cho lực lượng Kurdistan.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, lúc đầu dè dặt, nhưng cuối cùng đã tán thành. Ông Steinmeier nói: “Châu Âu không thể chỉ ngồi hoan nghênh cuộc chiến đấu anh dũng của lực lượng Kurdistan, mà phải làm một cái gì đó để đáp ứng nhu cầu của họ”.
Nhưng một lãnh đạo Châu Âu giải thích rằng việc cung cấp vũ khí sẽ do từng quốc gia quyết định và tiến hành. Ủy ban Châu Âu, trong tư cách đại diện 28 quốc gia thành viên EU, cần thể hiện sự hậu thuẫn đối với người Kurdisstan và chính phủ Iraq.
Pháp là một trong những nước đầu tiên có phản ứng và thông báo sẽ gởi vũ khí tối tân cho người Kurdistan. Anh cho biết sẵn sàng cung cấp vũ khí nếu có yêu cầu. Ngoại trưởng Thụy Điển ngược lại cho biết là nước ông không đi xa hơn việc trợ giúp nhân đạo.
Ngoài việc thảo luận về vũ khí, các ngoại trưởng Châu Âu còn sẽ bàn thảo về cách huy động viên các nước trong vùng, từ Arập Xêút cho đến Iran, giúp đỡ cuộc chiến chống lại phiến quân “Nhà nuớc Hồi giáo”.
Nhật báo Le Monde quan tâm đến việc Pháp quyết định giao vũ khí tối tân cho chiến binh Kurdistan để chống lại lực lượng “Nhà nước Hồi giáo” (IS) ở Iraq.
Báo Le Monde nhận định hành động trên của Pháp còn lâu mới nhận được sự đồng thuận của các quốc gia Châu Âu, nhưng số phận của những người thiểu số Thiên chúa giáo và người Yezidi đã gây xúc động mạnh và khiến nhiều nước Châu Âu phải phản ứng kiên quyết hơn. Chính phủ Cộng hòa Séc hôm thứ tư vừa rồi cũng thông báo ý định cung cấp vũ khí cho người Kurdistan.
Thủ tướng Angela Merkel trả lời các tờ báo địa phương ngày 14/8 rằng Đức sẵn sàng viện trợ nhân đạo, vật chất và cả quân sự nhưng không giao vũ khí sát thương cho người Kurdistan. Theo Bộ Quốc phòng Đức, Berlin có thể cung cấp xe bọc thép, áo chống đạn, máy dò mìn, dụng cụ vệ sinh y tế và cả máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo. Trong khi đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế Sigmar Gabriel (SPD) đã lấp lửng cho biết Đức có thể cung cấp vũ khí “tùy vào diễn biến tình hình tại Iraq”.
Thủ tướng Anh David Cameron đã cắt ngang kỳ nghỉ tại Bồ Đào Nha để chủ trì một cuộc họp khẩn cấp. Anh tích cực tham gia các hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Iraq, nhưng chưa cung cấp vũ khí cho người Kurdistan. Anh đã gửi máy bay đến Iraq nhưng chỉ với vai trò quan sát và hỗ trợ hậu cần.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chau-au-cap-vu-khi-cho-nguoi-kurd-o-iraq-a46429.html