+Aa-
    Zalo

    Nặng lòng đưa bộ môn chèo tiếp cận người trẻ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình cờ làm quen với bộ môn chèo để là nghiên cứu khoa học (NCKH) từ khi còn là sinh viên, Nguyễn Hoàng Hiệp dần yêu thích và nỗ lực đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này đến với người trẻ.

    Những câu ca, điệu ví câu hò,  chèo, cải lương hay những hình thức nghệ thuật dân gian cũng vì thế mà ra đời để ông bà ta thời xưa phục vụ cho đời sống tinh thần của họ sau thời gian lao động vất vả. Qua hàng nghìn năm, theo dòng chảy của thời gian, những hình thức nghệ thuật cổ truyền đang dần nhường chỗ cho những trào lưu âm nhạc mới. Thế nhưng đâu đó, vẫn có những người trẻ như Nguyễn Hoàng Hiệp (23 tuổi, quê Hải Phòng) nặng lòng với những giá trị cổ truyền và nỗ lực để mang những giá trị đó đến với giới trẻ.

    30659147713036470537082653973423380000320058n
    Hoàng Hiệp (bên phải) trong một chuyến công tác nước ngoài, giới thiệu chèo với bạn bè quốc tế.

    Gặp Hoàng Hiệp trong một buổi chiều cuối thu Hà Nội, sau đôi ba câu chào hỏi, chàng trai quê Hải Phòng bắt đầu kể về hành trình “bén duyên” với môn nghệ thuật “khó nhằn” mang tên chèo. Thích nghiên cứu về các loại hình văn hóa dân gian, Hiệp lựa chọn chèo làm đề tài NCKH khi còn là sinh viên.

    Tưởng chừng như có đủ tư liệu cho công trình nghiên cứu của mình là xong, ai ngờ sau một vài buổi tham gia các buổi sinh hoạt của Chèo 48h (nơi lấy tư liệu), chàng trai sinh năm 1999 ngày càng có đam mê với bộ môn này. Anh quyết định gắn bó lâu dài với loại hình âm nhạc truyền thống này. Sau 3 năm gắn bó, hiện Nguyễn Hoàng Hiệp đang là chủ nhiệm của Chèo 48h và cũng là người viết nội dung cho các hoạt động, sự kiện của tổ chức này.

    Hoàng Hiệp – nỗ lực đưa chèo đến với người trẻ

    Là một thành viên tiếp nối cũng là chủ nhiệm của Chèo 48h, Hoàng Hiệp hi vọng bản thân mình sẽ góp sức thật nhiều để đưa các di sản văn hóa phi vật thể này đến gần hơn với cộng đồng, nhất là với những người trẻ. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển, những thứ giá trị truyền thống đang dần mai một, nhiều người không còn hiểu được cốt lõi của những giá trị ấy. Chính vì thế, anh muốn cùng Chèo 48h lan tỏa những giá trị truyền thống đến với cộng đồng.

    29787022633197055615846186945669564583665071n
    Hoàng Hiệp và các cộng sự của mình đưa chèo đến gần hơn với người trẻ.

    Hoàng Hiệp chia sẻ với PV ĐS&PL: “Các loại hình văn hóa hiện đại ít nhiều khiến các giá trị nghệ thuật truyền thống chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. Chính vì thế, thông qua Chèo 48h, tôi và các cộng sự của mình muốn lan tỏa những giá trị truyền thống đến những người trẻ. Do là tổ chức phi lợi nhuận nên tôn chỉ của chúng tôi là “cây nhà lá vườn”, sử dụng quy trình biết – hiểu thân thương để dần dần đưa nghệ thuật truyền thống tiếp cận gần hơn với người trẻ.

    Sinh viên là một trong những đối tượng chính mà Chèo 48h hướng tới. Chính vì thế mà nhiều gala và sự kiện đã được tổ chức tại trường đại học hoặc hướng đến nhóm sinh viên như Gala 2017, Dự án Về nguồn (phối hợp với Sở Văn hoá Hà Nội) và nhiều workshop nhỏ khác... Ngoài ra, lứa tuổi mầm non và tiểu học cũng được chúng tôi hướng đến để các em được sớm tiếp cận với bộ môn nghệ thuật kén người nghe này qua đó hiểu hơn về các giá trị văn hóa của dân tộc”.

    Chèo về quê hương – cội nguồn

    Chèo 48h là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 2014. Các thành viên ban đầu của Chèo 48h là nhóm các bạn sinh viên yêu thích văn hóa truyền thống tham gia cuộc thi tôi 20.

    Theo chia sẻ của Hoàng Hiệp – chủ nhiệm của Chèo 48h: “Chèo là cách chơi chữ để vừa nhắc đến tên một loại hình sân khấu dân gian vừa là động từ biểu thị con thuyền “về nguồn” – tôi chèo về quê hương”.

    Chèo 48h hướng đến truyền thông giáo dục về nghệ thuật biểu diễn truyền thống với đối tượng mục tiêu là người trẻ theo một cách nhanh và sáng tạo. Hướng đi của Chèo 48h sẽ là tổ chức các đội nhóm hạt nhân tại nhiều trường đại học và địa phương, tìm ra các nhân tố tiềm năng gieo mầm di sản trong bối cảnh mới.

    29840538233197075249177556587139529335722483n
    Một buổi biểu diễn đậm chất cây nhà lá vườn của Chèo 48h.

    Sau 6 năm hoạt động, những điều mà Chèo 48h đã làm được vượt xa mong mỏi ban đầu của ban điều hành dự án. Không chỉ đưa vào môi trường học đường bộ môn chèo, tổ chức này còn đưa các loại hình nghệ thuật dân gian khác như xẩm, diễn xướng, chầu văn… đến gần hơn với những người ở độ tuổi học sinh, sinh viên.

    Trong bối cảnh các sân chơi văn hóa dân gian truyền thống rất thưa thớt, Hoàng Hiệp cùng các cộng sự của mình đang rất nỗ lực để khôi phục những giá trị xưa cũ. Những người trẻ như Hoàng Hiệp đang từng ngày gìn giữ, truyền lửa mang văn hóa dân tộc trở thành sự yêu thích, lòng tự hào của cộng đồng.

    Nguyễn Hương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chang-trai-nang-long-dua-bo-mon-cheo-tiep-can-nguoi-tre-a555215.html
    Vỡ mộng vì vừa làm vừa học thạc sĩ theo

    Vỡ mộng vì vừa làm vừa học thạc sĩ theo "mốt"

    Vì truyền thống gia đình, stress trong công việc, hoặc chưa tìm được công việc phù hợp khi ra trường, nhiều người đã chọn tiếp tục học lên cao để nâng cao trình độ học vấn của mình. Tuy nhiên, việc vừa làm vừa học theo mốt khiến không ít người vỡ mộng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vỡ mộng vì vừa làm vừa học thạc sĩ theo

    Vỡ mộng vì vừa làm vừa học thạc sĩ theo "mốt"

    Vì truyền thống gia đình, stress trong công việc, hoặc chưa tìm được công việc phù hợp khi ra trường, nhiều người đã chọn tiếp tục học lên cao để nâng cao trình độ học vấn của mình. Tuy nhiên, việc vừa làm vừa học theo mốt khiến không ít người vỡ mộng.