+Aa-
    Zalo

    Chân trọng hay trân trọng mới là từ đúng chính tả tiếng Việt?

    (ĐS&PL) - Liệu bạn có biết "trân trọng" hay "chân trọng" mới là từ viết đúng chính tả tiếng Việt?

    Ý nghĩa của “Trân trọng”

    Trong từ điển tiếng Việt, “trân” mang nghĩa là quý giá, cao quý còn “trọng” là sự quan trọng, có ý nghĩa và tác dụng lớn, cần được chú ý, đánh giá cao.

    “Trân trọng” có nghĩa là tỏ ý quý, thể hiện sự kính trọng, đề cao đối với một đối tượng hay một vấn đề đang được nhắc tới.

    Từ này đồng nghĩa với “tôn trọng”, “quý trọng”, được sử dụng trong các câu để bày tỏ sự cảm ơn, lòng biết ơn hoặc những lời mời, lời chào thể hiện sự quan trọng của người được mời.

    Không phải "chân trọng", “trân trọng” mới là từ đúng chính tả tiếng Việt. Ảnh minh họa

    Không phải "chân trọng", “trân trọng” mới là từ đúng chính tả tiếng Việt. Ảnh minh họa

    Một số ví dụ điển hình về việc sử dụng cụm từ “trân trọng”:

    - Trân trọng cảm ơn bạn đã đến tham dự đám cưới của chúng tôi!

    - Trân trọng kính mời tổng giám đốc lên phát biểu.

    - Những cống hiến của ban thật đáng trân trọng.

    - Hãy trân trọng những gì mà bạn đang có và những người yêu thương bạn thật lòng!

    Ý nghĩa của “Chân trọng”

    Theo từ điển ngữ pháp tiếng Việt, “chân” vừa là danh từ, vừa là tính từ biểu thị tính chất của sự vật, sự việc, chẳng hạn như chân trái, chân phải, chân bàn…

    Bên cạnh đó, “chân” còn được dùng để thể hiện tính chân thực của sự việc hoặc biểu đạt một lời nói mang tính thẳng thắn và chính trực, ví dụ như “Cô ấy là một người chân thật”.

    Như đã giải thích, “trọng” mang ý nghĩa khi nói về những điều quan trọng, cần thiết nhất, có tác dụng lớn và cần dược đánh giá cao.

    Từ điển ngữ pháp tiếng Việt không có cụm từ “chân trọng”, hơn nữa khi ghép hai từ trên với nhau cũng hoàn toàn không có nghĩa gì.

    “Chân trọng” và “trân trọng”, từ nào mới đúng chính tả?

    Theo phân tích ở trên, “Trân trọng” mới là từ đúng chính tả tiếng Việt. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng từ sai có khả năng là do thói quen hàng ngày, nói ngọng, không nắm rõ nghĩa của từ, phát âm sai “tr” và “ch”…

    Đ.K(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/chan-trong-hay-tran-trong-moi-la-tu-ung-chinh-ta-tieng-viet-a410840.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan