+Aa-
    Zalo

    Cha mẹ cần chuẩn bị gì khi trẻ bước vào năm học mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau kì nghỉ hè thoải mái, những đứa trẻ lại bắt đầu giai đoạn học tập kéo dài trong năm học mới. Vậy chúng cần được chuẩn bị những gì?

    Sau kì nghỉ hè thoải mái, những đứa trẻ lại bắt đầu giai đoạn học tập kéo dài trong năm học mới. Vậy chúng cần được chuẩn bị những gì?

    Thời gian nghỉ kéo dài 2 tháng, giúp con trẻ sống trong không khí tự do, thoải mái, tránh được áp lực học tập hàng ngày. Tuy nhiên cũng chính vì thế, nhiều em có tâm lý ngại đi học trở lại, nhất những em học còn chưa được tốt.

    Do vậy, các bậc phụ huynh cần phải động viên, khuyến khích để giúp trẻ vượt qua giai đoạn chuyển tiếp này.

    1. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ

    Bữa ăn của trẻ cần cung cấp đủ 4 dưỡng chất thiết yếu gồm: Tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ (cùng vitamin).

    Bữa sáng là bữa ăn không thể thiếu. Bởi đây là thời điểm cha mẹ có thể chủ động cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động và học tập sau khoảng thời gian dài các cơ quan nghỉ ngơi, không được bổ sung năng lượng.

    Theo nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Mỹ, bữa sáng có thể giúp trẻ tỉnh táo, tập trung tốt hơn và duy trì trạng thái khỏe mạnh khi ở trường. Bữa sáng nên là các loại thực phẩm chứa carbohydrate, protein, chất béo lành mạnh và chất xơ.

    Cẩn thận hơn, các bà mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn nhẹ để bổ sung năng lượng kịp thời cho trẻ. Vào giờ ra chơi (8h30-9h, 15h30-16h) hoặc sau khi vận động, cơ thể trẻ mất nước và chiếc bụng “kêu réo” vì tiêu tốn nhiều calo. Mẹ nên chuẩn bị sẵn cho bé một số đồ uống bổ sung năng lượng hoặc trái cây, tránh để con đói, không đủ dưỡng chất cho các hoạt động học tập, thể chất còn lại trong ngày.

    Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho cân bằng hợp lý. Mỗi bữa ăn, phụ huynh nên chú ý cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ (cùng vitamin).

    2. Tập cho trẻ việc sinh hoạt nề nếp theo giờ

    Thiết lập thói quen vận động thể chất cho trẻ.

    Khi bước vào năm học mới con thường chưa bắt kịp với nhịp sinh hoạt nên đi ngủ muộn. Cha mẹ nên rèn cho con thời gian biểu khoa học, ngủ đủ giấc, đúng giờ để ngày hôm sau tràn đầy năng lượng.

    Đối với trẻ từ 6-12 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển thể chất. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ nên giúp con thiết lập thói quen tập thể dục, vận động mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn, phát triển trí lực toàn diện. 60 phút đi bộ mỗi ngày hoặc chơi các môn thể thao như đá bóng, bơi lội sẽ giúp trẻ luôn duy trì trạng thái năng lượng dồi dào, sẵn sàng chinh phục những môn học “khó nhằn”.

    3. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ chuẩn bị vào năm học mới

    Với những bé lần đầu đến trường, phụ huynh hãy đưa con đến tham quan trường học mới nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra bạn cần hướng dẫn cho các con biết một số kỹ năng cơ bản như: biết nói lời yêu cầu đề nghị với thầy cô và các bạn, biết hợp tác với bạn, biết đi vệ sinh đúng cách…

    Trẻ mới đi học cần được cha mẹ tập cho nhiều kỹ năng cần thiết.

    Cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa trước thềm khai giảng năm học để chuẩn bị cho bé tâm lí muốn đến lớp.

    Tập cho con ghi nhớ số điện thoại và tên của bố mẹ, hoặc trên trường con sẽ bắt đầu năm học mới. Phòng trừ các trường hợp khẩn cấp như đi lạc hay bị thương, bé sẽ có thể cung cấp cách thức liên lạc nhanh chóng đến gia đình hoặc nhà trường giúp đỡ.

    Trên thực tế, các bé do không được cha mẹ chuẩn bị kĩ về tâm lý cho nên thời gian đầu, các em đến trường luôn phải có cha mẹ đi cùng, thậm chí bắt cha hoặc mẹ phải đứng chờ ngoài cửa sổ mới chịu vào lớp ngồi học. Cho nên chuẩn bị tâm lí cho trẻ là bước cực kì quan trọng trong khâu chuẩn bị cho bé vào năm học mới.

    4. Thiết lập lại thói quen sinh hoạt học tập như trước

    Hãy giúp bé ôn tập lại kiến thức trước khi bước vào năm học mới.

    Nếu bạn là mẫu phụ huynh khá là thoải mái cho con trẻ chơi đùa thả ga trong dịp nghỉ hè thì đến thời gian đi học sẽ là ác mộng của bé. Cho phép khoảng thời gian đầu, bé có thể được nghỉ ngơi sau năm học cũ, tuy nhiên đến khoảng giữa kì nghỉ bạn có thể đan xen việc học bài vào sáng và chiều. Chủ yếu giúp bé ôn lại kiến thức lớp dưới. Cũng không nên cứng nhắc, các bậc cha mẹ có thể linh hoạt kết hợp giữa việc học và chơi đùa của bé một cách hợp lý nhất.

    Việc thiết lập thói quen sinh hoạt học tập như trước cho trẻ là công đoạn khá khó khăn, cần sự kiên trì của từng bậc phụ huynh. Nếu bạn không muốn nhìn thấy bé gặp khó khăn khi phải vào năm học mới với việc đi muộn, áo quần chưa tương tất, quên dụng cụ học tập, thậm chí là khóc nhè khi rời xa vòng tay của bạn thì hãy làm thật tốt các công đoạn này. Từ đó cho con trẻ một khởi đầu thuận lợi, tương lai tươi sáng.

    5. Dành nhiều thời gian cuối tuần cùng con

    Cha mẹ hãy giành nhiều thời gian cuối tuần cho con cái.

    Sau một tuần học tập căng thẳng, cha mẹ nên dành thời gian cùng con. Các hoạt động dã ngoại cắm trại ngoài trời hoặc đơn giản là dọn dẹp nhà cửa cũng giúp em thoải mái hơn sau những giờ học tập.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cha-me-can-chuan-bi-gi-khi-tre-buoc-vao-nam-hoc-moi-a290662.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan