+Aa-
    Zalo

    Cha bị sát hại tức tưởi và màn báo thù quyết liệt của Tào Tháo

    (ĐS&PL) - Trương Cương vì nổi lòng tham của cải, nên đã sát hại cha Tào Tháo, cướp hết đồ rồi bỏ trốn đến Hoài Nam.

    Tào Tháo (155 - 220), tự Mạnh Đức, là một trong những nhân vật kiệt suất và có ảnh hưởng lớn cuối thời Đông Hán và đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Người đời thường nhắc tới ông với hình ảnh của một đại gian thần, lắm mưu nhiều kế, độc ác, tàn nhẫn. Thế nhưng, ít ai biết ông là người con có hiếu, biết cha bị ám hại, không ngại mạo hiểm để báo thù.

    tai sao tao thao khong thich nhac den xuat than dspl 1
    Hình ảnh Tào Tháo trên phim.

    Cha của Tào Tháo là Tào Tung (133-193) - đại thần nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, ông từng được giữ các chức vụ Tư Lệ hiệu uý, Đại Tư nông, Đại hồng lư thời Đông Hán. 

    Vì triều đình của Hán Linh Đế cho mua quan bán tước nên sau đó Tào Tung mang nhiều tiền đi hối lộ các hoạn quan trong triều và bỏ ra 10 triệu quan tiền mua được chức quan Thái uý trong vài tháng.

    Tào Tháo có công tham gia dẹp khởi nghĩa Khăn Vàng thời Hán Linh Đế (năm 184), nên được phong làm Điển quân hiệu uý trong triều.

    Sang thời Hán Thiếu Đế và Hán Hiến Đế, Đổng Trác khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư. Năm 190, Tào Tháo được Đổng Trác phong lên chức Kiêu kỵ hiệu uý, nhưng sau đó không bằng lòng phục vụ Đổng Trác nên bỏ trốn khỏi Lạc Dương, theo Viên Thiệu và các chư hầu đánh Đổng Trác nhân danh giúp nhà Hán. Lúc này Tào Tung vẫn cùng gia quyến ở kinh đô Lạc Dương, nhưng không bị Đổng Trác làm hại.

    Tháng 3/191, Đổng Trác thua trận chạy về Trường An. Các chư hầu đánh Trác chia rẽ. Tào Tháo xây lực lượng riêng ngày càng lớn mạnh, sang năm 192 đã làm chủ Duyện Châu giáp ranh Từ Châu của Đào Khiêm. 

    Giữa năm 193, Tào Tung từ Lạc Dương cùng con út là Tào Tật và gia quyến tới Lang Nha định dưỡng lão, mang theo hơn 100 xe hành lý chứa nhiều vàng bạc châu báu. Khi ngang qua Từ Châu, Tào Tung được thứ sử Từ Châu là Đào Khiêm vì khiếp sợ trước uy phong và dã tâm của Tào Tháo, đã sai bộ tướng đi hộ tống Tào Tung để lấy lòng Tào Tháo.

    Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ viết rằng Đào Khiêm sai thủ hạ là Trương Cương đi hộ tống cho Tào Tung. Tuy nhiên, khi đoàn đến địa phận giữa Thái Sơn và huyện Hoa, huyện Phí thì Trương Cương nổi lòng tham của cải, nên đã sát hại ông và cướp hết đồ rồi bỏ trốn đến Hoài Nam.

    Tào Tháo sau khi biết tin cha bị hại chết thì quyết định báo thù bằng cách tiến đánh Đào Khiêm, đánh chiếm Từ Châu. Vào mùa thu năm 194, sau khi chuẩn bị binh lực đầy đủ, Tào Tháo đích thân dẫn quân đến đánh Đào Khiêm và giành được liên tiếp 5 thành.

    Trước tình thế nguy hiểm đó, Đào Khiêm phải nhờ cậy Lưu Bị hợp sức nhằm chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo. Tuy nhiên, lực lượng của Tào Tháo vẫn áp đảo, đánh đâu thắng đó và chiếm tới vùng đất ở Đông Hải. Chỉ đến khi đội quân của Tào Tháo đụng độ lực lượng Lã Bố thì quân Tào mới lui binh.

    Mộc Miên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cha-bi-sat-hai-tuc-tuoi-va-man-bao-thu-quyet-liet-cua-tao-thao-a565326.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan