Cây vân sam cao 9m trên đảo Campbell (New Zealand) đã giữ kỷ lục Guiness là "cây cô đơn nhất thế giới". Đây là cái cây duy nhất trên hòn đảo toàn bụi cỏ rậm rạp, cách New Zealand 700km về phía Nam ở Nam Đại Dương. Đây cũng là cái cây duy nhất mọc trong khu vực 222km xung quanh đó. "Hàng xóm" gần nhất của cây vân sam này là những cái cây trên quần đảo Auckland.
Trước cây vân sam ở đảo Campbell, cây Ténéré ở Niger từng giữ danh hiệu "cây cô đơn nhất" trên hành tinh cho đến khi cái cây này bị "giết" vào năm 1973.
Người ta tin rằng cây vân sam Sitka được trồng bởi lãnh chúa Ranfurly, thống đốc New Zealand thời ấy, vào đầu những năm 1900. Do đó, cây này còn có biệt danh là cây Ranfurly. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa xác định được độ tuổi chính xác của cây vân sam này và các nhà khoa học lưu ý dù kỷ lục Guiness ghi nhận đây là "cây cô đơn nhất" nhưng "chưa có định nghĩa chính xác xác định những thành phần tạo nên một cái 'cây'".
Đối với trưởng nhóm nghiên cứu carbon phóng xạ tại GNS Science, Tiến sĩ Jocelyn Turnbull, cây có thể là một công cụ có giá trị để giúp chúng ta tìm hiểu những gì đang xảy ra với sự hấp thụ carbon dioxide ở Nam Đại Dương. Ông Turnbull chia sẻ: "Trong số CO2 mà chúng ta tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và thải ra khí quyển, chỉ có khoảng một nửa ở lại đó và nửa còn lại đi vào đất liền và đại dương. Hóa ra Nam Đại Dương - một trong những bể chứa carbon - chứa khoảng 10% tổng lượng khí thải mà chúng ta đã tạo ra trong 150 năm qua".
Tiến sĩ Turnbull đã làm việc với nhiều tổ chức bao gồm Nền tảng Khoa học Nam Cực và Viện Quốc gia về Nước và Khí quyển để tìm hiểu những gì đang xảy ra với khí CO2 ở khu vực Nam Đại Dương. Các nhóm đang đặt ra hai câu hỏi chính: Nếu carbon chìm xuống được "lấp đầy", liệu nó có gây ra gia tốc lớn của hiện tượng ấm lên toàn cầu không? Hoặc, bằng cách tìm hiểu hoạt động của carbon, những bồn chứa này có thể hấp thụ nhiều carbon hơn nữa và làm giảm sự nóng lên toàn cầu?
Các nghiên cứu trước đây về sự hấp thụ carbon của Nam Đại Dương đã đưa ra những kết quả trái ngược nhau. Trong đó, lý thuyết hiện tại là sự hấp thụ đang tăng lên và ông Turnbull muốn hiểu điều gì đang thúc đẩy xu hướng này.
Nghiên cứu của ông đã lấy mẫu khí quyển là phương pháp tốt nhất để đo nồng độ CO2 và có thể được bổ sung bằng các mẫu xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ của nước sâu. Nhưng phương pháp này đi kèm với những hạn chế.
Ông Turnbull chỉ ra: "Bạn không thể thu thập không khí đã có ở đó 30 năm trước, bởi vì nó không còn ở đó nữa. Vì vậy, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng sử dụng vòng cây. Thực vật, khi chúng phát triển sẽ lấy khí carbon ra khỏi không khí bằng quá trình quang hợp và chúng sử dụng khí đó để phát triển các cấu trúc của chúng và carbon từ không khí sẽ ở trong các vòng cây".
Điều này rất hữu ích khi có rất nhiều cây đã được xác lập, nhưng cây vốn rất hiếm ở Nam Đại Dương. Do đó, cây sam Sitka được kỳ vọng sẽ cung cấp dữ liệt cho nghiên cứu này của nhóm. Tiến sĩ Turnbull cho biết: "Nó phát triển nhanh hơn rất nhiều so với bất kỳ thứ gì khác trong khu vực đó".
Sử dụng máy khoan cầm tay, ông Turnbull đã trích xuất một mẫu lõi 5mm từ cái cây vào năm 2016 nhưng kết quả nghiên cứu đến nay vẫn chưa được công bố.
Minh Hạnh (Theo The Guardian)