+Aa-
    Zalo

    Căng thẳng Nga – Ukraine mới nhất ngày 22/1: Hé lộ lợi thế giúp Nga tấn công mục tiêu Ukraine chính xác

    (ĐS&PL) - Phát ngôn viên Lực lượng không quân Ukraine thừa nhận cơ quan tình báo Nga rất thành thạo trong việc xác định các kho lưu trữ vũ khí của nước này.

    Hãng tin RT dẫn lời ông Yury Ignat - phát ngôn viên Lực lượng không quân Ukraine thừa nhận, việc dự trữ vũ khí và đạn dược ở nước này là vô nghĩa do lực lượng Nga có khả năng trong việc xác định và tấn công các địa điểm đó một cách hiệu quả. Ông đồng thời cảnh báo rằng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất có thể trở thành “mục tiêu tốt” của Nga nếu được cung cấp cho Ukraine.

    “Chúng tôi không thể tiếp nhận một số lượng lớn tên lửa. Phải cất chúng ở đâu đó và đối phương sớm hay muộn sẽ biết về địa điểm lưu trữ", ông Ignat nói khi bình luận về kho dự trữ cho các hệ thống phòng không.

    Người phát ngôn lực lượng không quân Ukraine cũng thừa nhận rằng việc đặt toàn bộ kho đạn ở Ukraine là “vô nghĩa” vì tình báo Nga có thể định các địa điểm như vậy một cách hiệu quả. “Liệu chúng có thể đến đây và trở thành mục tiêu tốt cho kẻ thù không?”, ông nói khi bình luận về việc các máy bay chiến đấu F-16 sẽ sớm được chuyển đến Ukraine.

    cang thang nga ukraine moi nhat ngay 22 1 2024 he lo loi the giup nga tan cong muc tieu ukraine chinh xac1
    Máy bay chiến đấu F-16 được dự đoán sẽ là mục tiêu tấn công mới của Nga ở Ukraine. Ảnh: Getty Images

    Các nước phương Tây trước đó đã tuyên bố thành lập một liên minh để giúp Ukraine mua máy bay chiến đấu F-16 và đào tạo phi công lái tiêm kích này vào năm ngoái, đợt giao hàng đầu tiên dự kiến ​​​​vào cuối năm 2024. Trong đó, Hà Lan và Đan Mạch cam kết sẽ cung cấp tới 61 chiếc F-16.

    Cũng theo ông Ignat, hệ thống phòng không của Ukraine vẫn sẽ không hiệu quả trước khả năng tấn công của Nga bất kể nguồn cung cấp của phương Tây, với lý do số lượng tên lửa S-300 mà Moscow sở hữu quá lớn khiến Kiev không thể bắn hạ tất cả. Các hệ thống S-300 do Liên Xô sản xuất chủ yếu được thiết kế để phòng không và có khả năng đánh chặn cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cũng như bắn hạ máy bay. Đồng thời, chúng cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 18/1 cho biết, thực tế hiện nay là lực lượng Nga đang vượt trội hơn so với quân đội nước này về số cuộc pháo kích hàng ngày. “Lượng đạn pháo của Moscow bắn gấp 5-10 lần so với Kiev tại một số mặt trận", ông nói nhưng không tiết lộ con số cụ thể.

    Điều này trái ngược hoàn toàn với tình cảnh trước đó một năm, thời điểm lượng đạn pháo binh sĩ Nga khai hỏa mỗi ngày được cho là thấp hơn 1,5 lần đối phương. "Thiếu hụt đạn được, đặc biệt là đạn pháo, là vấn đề cấp thiết mà chúng tôi đang phải đối mặt", ông Umerov nhấn mạnh. Lực lượng Ukraine ở mặt trận phía Đông Nam đã phải thu hẹp quy mô tác chiến và chuyển sang thế phòng thủ do thiếu hụt đạn pháo tiền tuyến, đặc biệt là đạn cỡ 122 mm và 155 mm chuẩn Liên Xô.

    Việc thiếu đạn pháo cũng buộc nhiều đơn vị Ukraine phải dùng UAV FPV để cầm chân lực lượng Nga, dù đây không phải biện pháp tối ưu, do chỉ có thể triển khai chúng với số lượng giới hạn trong mỗi nhiệm vụ. UAV FPV cũng không đủ sức công phá để tập kích các cứ điểm kiên cố, đồng thời có tốc độ bay chậm hơn nhiều so với đạn pháo nên dễ trượt mục tiêu.

    Phương Uyên(Theo RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cang-thang-nga-ukraine-moi-nhat-ngay-22-1-2024-he-lo-loi-the-giup-nga-tan-cong-muc-tieu-ukraine-chinh-xac-a608076.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan