Cận thị là một trong những bệnh phổ biến nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Thậm chí, trong các lớp học, có đến hơn 1 nửa số học sinh bị cận thị khi tuổi còn rất nhỏ. Cận thị được khắc phục dễ dàng bằng cách đeo kính nhưng nó lại gây ra không ít phiền toái cho người bị bệnh.
Nếu không được phát hiện sớm, tình trạng bệnh sẽ ngày càng bị nặng thêm. Tuy nhiên, nhiều người lại không cảnh giác với căn bệnh phổ biến này, để đến khi phát hiện thì mọi chuyện đã quá muộn, điển hình như người phụ nữ dưới đây.
Cô Liang (đến từ Vũ Hán, Trung Quốc) bị cận thị nặng đến mức đáng kinh ngạc, lên đến 30 độ - một con số không tưởng. Cặp mắt kính mà người phụ nữ phải sử dụng có độ dày "khủng", vào khoảng 1,2cm.
Liang cho biết nhiều lần cô bị ngã nếu không nhìn rõ khi đi xuống cầu thang: "Mắt tôi không tốt nên tôi nghĩ mình chỉ cần ít ra ngoài hơn". Cô cho rằng mình chỉ bị cận nên không đến bệnh viện điều trị mà chỉ đeo kính.
Thời điểm 10 năm trước, cô Liang phát hiện thị lực của mình xuất hiện vấn đề. "Đột nhiên tôi thấy phía trước như có vật gì đó rất lớn chắn ở trước mắt", cô nói. Tuy nhiên, cô cho rằng mình chỉ bị cận nên không đến bệnh viện điều trị mà chỉ đeo kính.
Mới đây tại bệnh viện, cô được bác sĩ thông báo võng mạc của mình đã bị bong ra. Người phụ nữ đã trải qua các ca phẫu thuật sửa chữa võng mạc 4 lần riêng biệt. Tuy nhiên, sức khỏe của cô không hề có sự chuyển biến do biến chứng tăng nhãn áp bắt đầu phát sinh từ các phương pháp điều trị. Cuối cùng, không còn cách nào khác, bác sĩ đã phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ mắt của Liang và thay thế bằng mắt giả.
Theo bác sĩ, trục mắt của người bình thường dài khoảng 22 - 24 mm, nhưng trục mắt của cô Liang đã lên tới 35 mm do bị cận thị lâu năm. Có thể hiển, sau khi trục mắt dài ra, nhãn cầu giống như một quả bóng bay, võng mạc ngày càng mỏng đi, chỉ cần ho hoặc hắt hơi nhẹ cũng có thể khiến võng mạc bong ra.
Linh Chi (T/h)