Ít ai ngờ, giam cầm trong không gian im lặng là hình thức tra tấn còn đáng sợ hơn cả cái chết…
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chúng ta từng chứng kiến biết bao hình thức tra tấn dã man từ ngũ mã phanh thây, đóng đinh lên người, dìm xuống nước...
Thế nhưng, ít ai ngờ, nếu đem so các hình thức tra tấn trên với phương pháp biệt giam thì không thấm vào đâu. Nói cách khác, biệt giam là hình thức tra tấn đã được khoa học chứng minh là đáng sợ nhất trong lịch sử loài người…
Biệt giam là hình phạt dành cho các tù nhân đặc biệt (do vi phạm quy định của trại giam, phạm tội rất nghiêm trọng…). Nói đơn giản, biệt giam nghĩa là “tù trong tù”. Các tù nhân nhận hình phạt này sẽ bị giữ trong một không gian chật hẹp, cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác ít nhất 22 giờ/ngày.
Tuy nhiên, biệt giam không chỉ đơn giản là một hình phạt. Dưới góc nhìn khoa học, đây thực sự là một biện pháp tra tấn tâm lý đáng sợ ngay giữa thời hiện đại.
Biệt giam ra đời ở Mỹ từ thập niên 1820. Hình thức tra tấn tâm lý này được áp dụng với mong muốn tù nhân bị giam giữ sẽ tự đối mặt với bản thân và trước Chúa, từ đó nhận ra tội lỗi của mình. |
Người thời ấy đánh giá biệt giam là một hình phạt thay thế án tử hình - một biểu hiện của tiến bộ xã hội. Theo thời gian, biệt giam nhanh chóng được áp dụng trên quy mô vô cùng rộng lớn, lan sang cả các nước châu Âu.
Nhà tù sở hữu công trình xây theo hình chữ X đồng nghĩa với việc |
Những người sáng tạo ra biệt giam chắc không thể lường trước hình phạt này có sức ảnh hưởng lớn tới như thế nào với các tù nhân. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, người ta đã chứng minh rằng, đây là hình thức tra tấn khủng khiếp và đau khổ hơn cả cái chết.
Khác với các biện pháp tra tấn từng tồn tại trong lịch sử, biệt giam không trực tiếp gây ra những đau đớn thể chất mà phá hoại tinh thần, nhận thức của tù nhân, khiến họ dần dần muốn được “chết”. |
Theo thống kê, các tù nhân bị biệt giam ở California (Mỹ) có nguy cơ tự tử cao gấp 33 lần so với tù nhân thông thường. Đáng lo hơn, nếu quá trình biệt giam kéo dài quá 15 ngày thì không có cách gì cứu được tù nhân. |
Nghiên cứu về vấn đề này, nhà tâm lý học Terry Kuipers đã từng kết luận “biệt giam phá hủy phần người trong mỗi con người”. Theo các nghiên cứu khác của Peter Scharff (2006) và Sharon Shalev (2008), biện pháp tra tấn tâm lý này phá hủy con người theo 7 cấp độ tăng tiến dần. |
Đầu tiên, tù nhân bị biệt giam sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng liên tục. Đôi khi họ tỏ ra khó chịu, sợ hãi và hoảng loạn vì nghĩ rằng mình sắp phải chết.
Ở cấp độ thứ hai, tù nhân sẽ trải qua sự trầm cảm nặng. Họ không còn biểu lộ được cảm xúc, tỏ ra thờ ơ và tuyệt vọng do bị cắt đứt các mối liên hệ xã hội trong thời gian dài.
Theo thời gian, nạn nhân tiến tới cấp độ thứ ba - đó là khi phần “con” xuất hiện. Họ luôn tỏ ra tức giận, nổi cơn thịnh nộ và thường xuyên bộc lộ các hành động bạo lực thể chất như đánh, đấm, chửi, mắng…
Sau giai đoạn này, nạn nhân bắt đầu rối loạn nhận thức khi họ mất dần khả năng tập trung và chú ý, trí nhớ suy giảm, suy nghĩ lẫn lộn và nhầm lẫn về phương hướng.
Bốn bức tường giam "giải phóng" con thú trong mỗi nạn nhân... |
... và giam cầm phần người của họ. |
Cấp độ thứ năm đánh dấu sự biến dạng nhận thức nghiêm trọng của nạn nhân bị tra tấn tâm lý qua biệt giam. Họ bắt đầu mẫn cảm với tiếng ồn và mùi, năm giác quan gần như không hoạt động, mất phương hướng và thường xuyên gặp những ảo giác.
Họ nhanh chóng bước sang cấp độ thứ sáu - hoang tưởng và rối loạn tâm thần, thích đóng giả những nhân vật bạo lực và trút giận lên người khác.
Cuối cùng, những người này nếu tiếp tục bị giam giữ sẽ có hành động tự làm đau bản thân cũng như tìm tới cái chết. Đó chính là cấp độ cao nhất của hình thức tra tấn tâm lý khủng khiếp này.
Dẫu rằng sự nguy hiểm của hình phạt này đã được khoa học chứng minh song cho tới nay, biệt giam vẫn còn tồn tại ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy vậy, một tín hiệu đáng mừng là các quốc gia đã và đang có những cố gắng để hạn chế tiến tới xóa bỏ hình thức tra tấn tâm lý khủng khiếp này. Song, đó là câu chuyện của tương lai. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao về biệt giam?