+Aa-
    Zalo

    Cái chết bi thảm của danh tướng “Gia Định tam hùng”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Là người có tài và dũng cảm hơn thiên hạ nhưng cuối cùng Đỗ Thanh Nhơn đã phải chết dưới chính tay chúa Phúc Ánh.

    (ĐSPL) - Là người có tài và dũng cảm hơn thiên hạ nhưng cuối cùng Đỗ Thanh Nhơn đã phải chết dưới chính tay chúa Phúc Ánh.
    Đỗ Thanh Nhơn (chưa rõ năm sinh, mất năm 1781) là một danh tướng cuối thế kỷ XVIII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh. Cùng với Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, ông được người đương thời xưng tụng là “Gia Định tam hùng”. Là người có tài và dũng cảm hơn thiên hạ nhưng cuối cùng Đỗ Thanh Nhơn đã phải chết dưới chính tay chúa Phúc Ánh.
    Cái chết bi thảm của danh tướng “Gia Định tam hùng”
    Chúa Nguyễn Phúc Ánh.
    Đỗ Thanh Nhơn là người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên. Ông là người có công lớn phò tá Định vương Nguyễn Phúc Thuần khi bị quân Tây Sơn truy đuổi (năm 1775). Chuyện kể rằng, cùng với các danh tướng khác, Đỗ Thanh Nhơn họp binh ở Ba Giồng (Tam Phụ) được hơn 3.000 người, xưng là “Đông Sơn thượng tướng quân” để cứu giá.
    Do lập được đại công, Đỗ Thanh Nhơn được chúa Nguyễn cho giữ chức chưởng dinh, phong tước Phương quận công. Tướng sỹ quân Đông Sơn đều được ban thưởng theo thứ bậc. Năm 1777, tướng Nguyễn Huệ đem quân đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Phúc Thuần và một số quan lại bị bắt và giết năm đó.
    Không thể để ngôi chúa bỏ trống, đầu năm Mậu Tuất (1778), Nguyễn Phúc ánh, cháu chúa Nguyễn Phúc Thuần, khi này mới 17 tuổi được các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính. Kể từ đó, Đỗ Thanh Nhơn phò tá Phúc ánh. ông được phong làm Ngoại hữu phụ chính Thượng tướng quân, tước Quận công.
    Đúng một năm sau, Thanh Nhơn đã bị Nguyễn Phúc Ánh giả bệnh gọi đến chầu rồi ngầm sai võ sỹ giết chết. Xung quanh cái chết của Nhơn còn nhiều ý kiến. Một số sử gia cho rằng, chúa Phúc ánh đã nghe lời gièm pha rồi giết chết Nhơn... Trong khi đó, cuốn “Gia Định thông giám” đã cố bào chữa cho họ Nguyễn về cái chết này: Họ bảo Nhơn đã quá cậy công, đã có ý thông đồng với Tây Sơn để làm phản, không tuân theo nghi lễ của triều đình, tự chuyên mọi việc...
    Sử của người âu châu cho rằng, cái tội của họ Đỗ chỉ là do lập được nhiều công lớn, uy thế lừng lẫy làm lu mờ cả địa vị ông chúa trẻ tuổi (lúc này Nguyễn Phúc ánh mới 18 tuổi). Trước tình thế đó, chúa Phúc ánh đã nghe lời sàm tấu của một số quan lại mà trừ khử Thanh Nhơn. 
    Luật nay: Chúa Nguyễn Phúc Ánh đã phạm tội giết người
    Việc chúa Nguyễn Phúc Ánh giả bệnh mời Đỗ Thanh Nhơn vào chầu rồi sai người giết chết là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, nguyên do dẫn đến cái chết này hiện còn nhiều tranh cãi. Nhiều sử gia nghiêng về ý kiến cho rằng, vì nghe theo lời gièm pha của đám cận thần, Phúc ánh đã khép Nhơn vào tội cậy có công lao, lại có ý thông đồng với nghĩa quân Tây Sơn để làm phản... mà xuống tay giết hại.
    Chiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chúa Nguyễn Phúc ánh đã phạm tội giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Theo đó, hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người.
    Căn cứ theo những tình tiết trong vụ việc, Nguyễn Phúc ánh đã dựng lên “kịch bản” từ trước, giả bệnh để vời Đỗ Thanh Nhơn vào chầu. Sau khi Nhơn “mắc bẫy”, chúa Phúc Ánh đã sai người bao vây và giết chết ông ta. Như vậy, hành vi giết người của Nguyễn Phúc ánh đã tương đối rõ ràng, được lên kế hoạch từ trước và hoàn thành hậu quả. Trong xã hội ngày nay, nếu cơ quan điều tra chứng minh được hành vi phạm tội của Phúc ánh, ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
    Từ sự việc trên mới hay rằng, trong lúc loạn lạc, vua lại không sáng, bề tôi không hiền, mà toàn là những kẻ ghen ăn, tức ở thì kẻ trung thành và người có công lại trở thành tội đồ. Đỗ Thanh Nhơn trong giai thoại trên là một minh chứng. Vậy, xin đừng ai quên điều này, phải biết người, biết ta và cái gì đã không phải của mình thì đừng bao giờ cố tham.                                                         
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cai-chet-bi-tham-cua-danh-tuong-gia-dinh-tam-hung-a45746.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan