+Aa-
    Zalo

    Cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn mọi người cần biết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nếu không sơ cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc, chất độc di chuyển đến tim gây rối loạn đông máu, thậm chí mất mạng.

    (ĐSPL) –  Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nếu không sơ cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc, chất độc di chuyển đến tim gây rối loạn đông máu, thậm chí mất mạng.

    Thời gian gần đây, những trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn ngày càng tăng đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân, đặc biệt là những người dân khu vực miền Trung, miền Nam.

    Theo các nhà khoa học, rắn lục đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục (Viperidae). Đây là loại rắn có nhiều nọc độc, với hơn 20 thành phần khác nhau. Hơn nữa, vết cắn của loài rắn này thường bị chảy máu nhiều và sưng rất nhanh.

    Rắn lục đuổi đỏ.

    Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim, rối loạn đông máu và dẫn đến mất mạng.

    Vì thế, để đối phó với những tình huống xấu xảy ra khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, người dân cần nắm rõ cách sớ cứu dưới đây nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tình trạng đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử… trước khi đến bệnh viện.

    Xem video: Cách sơ cứu nhanh nhất khi bị rắn độc cắn

    [mecloud]ygpwDLVyFU[/mecloud]

    Bước 1: Trước hết, cần giữ cho nạn nhân nằm yên bất động bởi vận động lúc này sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Nếu gần vùng bị cắn có đeo đồ trang sức thì nên nhanh tay cởi để tránh bị chèn ép, gây sưng nề.

    Bước 2: Băng ép bất động để làm chậm quá trình tê liệt và ngăn chặn sự lây lan của nọc độc. Dùng tay, gạc hoặc khăn sạch ép lên phía trên vết thương. Để nạn nhân nằm thoải mái, đặt phần bị thương cao hơn để giảm áp lực máu.

    Chuyển nạn nhân đến bệnh viện sau khi sơ cứu xong. Ảnh minh họa.

    Sau đó, dùng dây vải băng ép miếng gạc hoặc khăn vào vết thương, buộc một cách chắc chắn nhưng vẫn đủ để máu lưu thông. Nên băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 – 10 cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác.

    Bước 3: Khi sơ cứu xong cần chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Tuyệt đối không đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

    Khi vận chuyển cần chú ý, cố gắng giữ cho nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân có biểu hiện khó thở thì có thể thực hiện hô hấp nhân tạo.

    Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nạn nhân và những người xung quanh cần giữ bình tĩnh để sơ cứu đúng và nhanh chóng nhất. Ảnh minh họa.

    Lưu ý:

    Điều quan trọng khi sơ cứu rắn lục đuôi đỏ cắn, nạn nhân và những người xung quanh cần giữ bình tĩnh để sơ cứu đúng và nhanh chóng nhất.

    Khi sơ cứu rắn cắn, người dân tuyệt đối không rạch rộng vết thương, không garô. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

    Nếu bị rắn cắn sau 15-30' mà vết cắn không đau, không phù, chỗ bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-so-cuu-khi-bi-ran-luc-duoi-do-can-moi-nguoi-can-biet-a99847.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.