+Aa-
    Zalo

    Cách giảm nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh bạn cần biết

    • Lan KhuêDSPL

    (ĐS&PL) - Ngoài các yếu tố bệnh lý, thời tiết cũng là nguyên nhân khiến đột quỵ xảy ra. Phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh là điều cần thiết, đặc biệt ở người cao tuổi…

    Nguyên nhân khiến đột quỵ dễ xảy ra vào mùa lạnh

    Ở Việt Nam tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở Miền Bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1; Miền Trung hay gặp nhồi máu não vào tháng 10, xuất huyết não thường tháng 12. Tại Miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều như phía Bắc. Trong 3 tháng này, số lượng người bệnh đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.

    Môi trường lạnh khiến cho các mạch máu co lại, có thể làm tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ xuất huyết não. Máu cũng có xu hướng đặc và dính hơn khi thời tiết lạnh, điều này làm cho cục máu đông dễ xuất hiện hơn, gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ. Bên cạnh đó, phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ giảm có xu hướng gây áp lực cho tim khi cố kìm hãm để bảo toàn nhiệt và năng lượng.

    Độ ẩm có vẻ cũng đóng một vai trò nào đó trong nguy cơ đột quỵ. Độ ẩm cao trong không khí có thể khiến một số người bị mất nước, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

    Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh như:

    - Các bệnh nhiễm trùng có xu hướng gia tăng trong những tháng lạnh

    - Thời tiết lạnh, thiếu ánh sáng mặt trời có thể làm tăng tình trạng trầm cảm và lo âu - một yếu tố nguy cơ của đột quỵ

    - Vào mùa lạnh, người ta thường ở trong nhà nhiều hơn và lười vận động. Điều này có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

    Đột quỵ mùa lạnh là trình trạng rất hay gặp phải

    Đột quỵ mùa lạnh là trình trạng rất hay gặp phải

    Cách phòng ngừa đột quỵ vào mùa lạnh

    Thời điểm dễ bị đột quỵ mùa lạnh là vào nửa đêm hoặc rạng sáng. Do đó, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả để giảm thiểu những rủi ro do tác động của thời tiết, khí hậu dẫn đến đột quỵ. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh đột quỵ mà bạn nên biết, cụ thể là:

    Giữ ấm cơ thể

    Giữ ấm cơ thể là một yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ, đặc biệt vào mùa lạnh:

    - Mặc đủ ấm: Mặc nhiều lớp áo để giữ nhiệt tốt hơn, chọn các loại vải giữ ấm như len hoặc fleece, sử dụng áo khoác gió bên ngoài để chống gió lạnh.

    - Đeo mũ và găng tay để giữ ấm cho đầu và tay - nơi dễ mất nhiệt, chọn vớ dày và giày ấm để bảo vệ chân.

    - Sử dụng chăn và đệm ấm: Sử dụng chăn lông hoặc chăn điện khi ngồi hoặc ngủ để giữ ấm, đảm bảo giường của bạn có đệm ấm và thoải mái.

    - Tạo không gian ấm áp bằng cách sưởi ấm nhà: Sử dụng hệ thống sưởi hoặc máy sưởi để giữ cho không gian sống luôn ấm áp. Kiểm tra cửa sổ và cửa ra vào để đảm bảo không có gió lùa vào.

    - Uống đồ ấm như trà nóng, nước gừng hoặc súp để giữ ấm từ bên trong, tránh uống nước lạnh trong mùa đông.

    Giữ ấm cơ thể là biện pháp giúp phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh

    Giữ ấm cơ thể là biện pháp giúp phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh

    Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập khoa học

    Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi nguy cơ đột quỵ mùa lạnh đến từ các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường… Do đó, bạn nên tuân thủ các chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý như sau:

    - Tăng cường khẩu phần ăn có nhiều loại rau củ quả, ngũ cốc, đậu tốt cho sức khỏe.

    - Nên chọn hải sản, thịt trắng, trứng nhằm bổ sung đầy đủ protein, hạn chế ăn thịt đỏ.

    - Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ hay thức ăn nhanh.

    - Hạn chế tiêu thụ đồ uống có chứa nhiều đường, tránh ăn nhiều bánh ngọt…

    - Không nên sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn, chẳng hạn như dùng mỡ lợn thì nên tránh ăn nhiều thịt mỡ, mỡ hành, tóp mỡ.

    - Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ, tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.

    Uống nước ấm sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ mùa lạnh

    Uống nước ấm sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ mùa lạnh

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi:

    - Vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời.

    - Tăng cường hoạt động thể dục 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch, cần tuân theo nguyên tắc không hoạt động quá sức, không mặc quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt chú ý giữ ấm vùng đầu và cổ, tránh để lạnh đột ngột.

    - Tuyệt đối không uống rượu bia trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng làm cho bản thân người uống rượu không biết được cơ thể bị mất nhiệt.

    - Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nếu phát hiện huyết áp cao cần được uống thuốc thường xuyên theo đơn của các sĩ. Theo dõi chỉ số huyết áp duy trì trong mức bình thường.

    Sử dụng sản phẩm thảo dược Nattospes chống đột quỵ

    Ngoài ra để phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh, các chuyên gia khuyên dùng viên uống thảo dược Nattospes chuyên biệt cho người bệnh đột quỵ não, uy tín gần 20 năm trên thị trường đã được kiểm chứng lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam.

    Nattospes có tác dụng làm tan máu đông, tăng tuần hoàn máu, giảm độ nhớt, duy trì huyết áp ổn định từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả cho người bệnh đột quỵ não, người có nguy cơ bị đột quỵ như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, rung nhĩ… Đặc biệt, sản phẩm cho hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và cải thiện các di chứng sau đột quỵ.

    Nattospes giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh

    Nattospes giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh

    Nhằm đảm bảo giữ được tác dụng tối đa của nattokinase, viên uống Nattospes được bào chế bằng công nghệ nuôi cấy enzyme nattokinase đặc biệt tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam, giúp enzyme nattokinase có thể sống sót, phát triển và ổn định; từ đó giữ được độ hoạt lực cao nhất. Bên cạnh đó, Nattospes còn được ứng dụng bằng công nghệ bào chế bao vi nang giúp nattokinase khi đi qua dạ dày không bị mất hoạt tính, từ đó làm cho nattokinase phát huy đúng tác dụng của nó và tăng hiệu quả của sản phẩm Nattospes.

    Nhiều người bệnh tai biến đã dùng Nattospes cho hiệu quả ngoài mong đợi. Điển hình như câu chuyện của ông Nguyễn Minh Luân (Thái Bình) từng bị liệt nửa người, méo miệng sau cơn đột quỵ đã cải thiện được bệnh, hết tê yếu chân tay méo miệng, đi lại bình thường chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng Nattospes. Bạn có thể tìm hiểu câu chuyện của ông Luân TẠI ĐÂY.

    Vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh, đừng quên sử dụng viên uống Nattospes - Phá tan hết cục máu đông, phòng ngừa tai biến sống lâu tuổi già bạn nhé!

    * Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    * Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cach-giam-nguy-co-ot-quy-vao-mua-lanh-ban-can-biet-a481354.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.