+Aa-
    Zalo

    Cách đơn giản phân biệt cán bộ và công chức ai cũng có thể thuộc nằm lòng

    (ĐS&PL) - Chúng ta vẫn thường xuyên được nghe đến các cụm từ cán bộ và công chức. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt được 02 đối tượng này.

    Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt cán bộ và công chức:

    Tiêu chíCán bộCông chức
    Khái niệm

    - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

    (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    - Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội

    (khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:

    + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

    + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

    + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

    (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019)

    - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

    (khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    Nơi công tác

    Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện

    (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

    - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng).

    - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp).

    - Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.

    (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019)

    Biên chế

    Trong biên chế

    (khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP)

    Trong biên chế

    (khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP)

    Căn cứ tuyển dụng

    Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế

    (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    Được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế

    (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019)

    Tập sựKhông phải tập sự

    - 12 tháng với công chức loại C.

    - 06 tháng với công chức loại D.

    (Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

    Chế độ bảo hiểm

    - Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

    (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

    - Phải tham gia bảo hiểm y tế

    (Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)

    - Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

    (khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013)

    - Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

    (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

    - Phải tham gia bảo hiểm y tế

    (Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)

    - Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

    (khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013)

    Chế độ làm việc

    Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.

    (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.

    (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019)

    Chế độ tiền lương

    Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

    (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    - Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

    - Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

    (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019)

    Hình thức xử lý kỷ luật

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Cách chức.

    - Bãi nhiệm.

    (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

    *Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Hạ bậc lương.

    - Buộc thôi việc.

    *Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Giáng chức.

    - Cách chức.

    - Buộc thôi việc.

    (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cach-on-gian-phan-biet-can-bo-va-cong-chuc-ai-cung-co-the-thuoc-nam-long-a441020.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tên gọi khác của Tết Đoan Ngọ là gì?

    Tên gọi khác của Tết Đoan Ngọ là gì?

    Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều. Cho nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ hoặc giết sâu bọ.