(ĐSPL) – Ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm khiến lẹo mắt trở nên phổ biến hơn, đặc biệt chúng có thể tái phát, lan từ mi này sang mi khác gây biến chứng rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với bà bầu.
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Lẹo có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ và thường tự tiêu tan sau nhiều tuần. Tuy nhiên, nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu... không được chủ quan, hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.
Đây là chứng bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không nắm rõ được triệu chứng và cách điều trị lẹo mắt đúng cách thì rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với sức khỏe bà bầu.
Triệu chứng khi bị lẹo
Triệu chứng của lẹo mắt. Ảnh minh họa. |
Triệu chứng ban đầu khi bị lẹo là mi mắt sưng nhẹ, mắt hơi đỏ, ngứa, đau.
Luôn chảy nước mắt, cảm giác cộm ở mắt.
Sau đó, ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ bằng hạt gạo.
Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và tự vỡ.
Bí kíp chữa lẹo chắp nhanh nhất cho bà bầu
Dùng thuốc mỡ tra mắt hay thuốc nhỏ mắt, chú ý rửa sạch tay trước khi tra. Hãy chắc chắn các thuốc này sạch sẽ và cố gắng không để chạm vào mắt, mí mắt, hoặc bất kỳ bề mặt của lọ thuốc/ tuýp thuốc.
Nếu bạn bắt buộc phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.
Khi nhỏ mắt, cần kéo mí dưới của mắt xuống với hai ngón tay để tạo ra một cái túi nhỏ giữa nhãn cầu. Nhỏ thuốc nhỏ mắt và sau đó nhắm mắt hờ trong khoảng 30-60 giây sau khi bạn tra thuốc nhỏ mắt.
Trong trường hợp nếu bạn muốn chữa trị lẹo ở mí mắt tại nhà thì bạn có thể đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê một toa thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho lẹo mắt của bạn.
Dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng khi bị lẹo mắt. Ảnh minh họa. |
Những lưu ý để bảo vệ mắt khi lên lẹo
Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.
Ngừng trang điểm, sử dụng mỹ phẩm với mắt cho tới khi khỏi lẹo. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau. Không chà mắt của bạn vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.
Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng miếng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Bạn không nén nhiệt trong lò vi sóng vì nó có thể trở nên quá nóng và có thể tổn thương mí mắt.
Khi sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt, hãy chắc chắn đó là loại thuốc mỡ chuyên dùng để điều trị cho mắt.
Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụt lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm trùng nào khác.
Bảo vệ mắt bạn khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi bạn đang ở bên ngoài, đặc biệt khi bạn làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ.
Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề.
MẠC NHIÊN(Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]Iil9tPhDOS[/mecloud]