+Aa-
    Zalo

    Bộ Tư pháp “tuýt còi” quy định cấm dịch vụ đi chung xe

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bỏ quy định “đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng” với lý do, quy định không hợp lý.

    Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bỏ quy định “đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng” với lý do, quy định không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

    Báo Dân trí cho hay, theo thông tin từ Bộ Tư pháp, khi góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, đại diện cơ quan này đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (cơ quan được giao soạn thảo) bỏ quy định “đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng” thể hiện tại Khoản 1 Điều 7 và Khoản 2 Điều 8.

    Theo Bộ Tư pháp, luật Giao thông đường bộ không có quy định nào hạn chế và cấm dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng. “Việc hạn chế dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng là hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng, không phù hợp với nhu cầu sử dụng xe hợp đồng phục vụ cho việc đi làm, đi học (đưa đón một cách thường xuyên)…”, văn bản của Bộ Tư pháp nêu rõ.

    “Quy định này là không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải kết hợp nhận vận chuyển nhiều nhóm khách trên một tuyến đường để tiết kiệm chi phí”- đại diện Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

    Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bỏ quy định “đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng”. Ảnh: Thanh Niên

    Ngoài ra, Luật Giao thông đường bộ không có bất kỳ quy định nào hạn chế và cấm dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng. Vì vậy, mọi quy định hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng về số lượng hợp đồng, nội dung hợp đồng khi chưa được luật cho phép chỉ nhằm phục vụ công tác quản lý có thể bị coi là không hợp hiến, không hợp pháp.

    Trước đó, vào tháng 6/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản yêu cầu Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam không thực hiện dịch vụ đi chung xe với xe hợp đồng (gồm dịch vụ GrabShare của Grab và dịch vụ Uberpool của Uber) vì không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Đây là cơ chế kết hợp 2 hành khách có 2 điểm đến khác nhau nhưng cùng lộ trình di chuyển trên một chuyến xe. Hình thức đi này có thể giúp tiết kiệm từ 30%-40% chi phí cho mỗi hành khách.

    Tại Công văn số 2710/BTP-PLDSKT gửi Bộ Giao thông Vận tải ngày 3/8/2017, Bộ Tư pháp cũng đã có ý kiến Luật Giao thông đường bộ không có bất kỳ quy định nào hạn chế và cấm dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng. Vì vậy, mọi quy định hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng về số lượng hợp đồng, nội dung hợp đồng khi chưa được Luật cho phép chỉ nhằm phục vụ công tác quản lý có thể bị coi là không hợp hiến, hợp pháp.

    Trao đổi với Thanh Niên về ý kiến của Bộ Tư pháp, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ GTVT, cho biết dịch vụ đi chung xe hợp đồng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nên vẫn cần xem xét, cân nhắc kỹ.

    “Một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc cũng trong tình trạng chưa có quy định cho phép, nhưng thực tế dịch vụ đi chung xe vẫn hoạt động. Ban soạn thảo đang tổng hợp, cân nhắc các ý kiến”, ông Ngọc nói.

    Nhân Văn (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-tu-phap-tuyt-coi-quy-dinh-cam-dich-vu-di-chung-xe-a221812.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan