+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Trẻ em

    (ĐS&PL) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1080 phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Trẻ em (Ủy ban).

    Theo phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

    Phó Chủ tịch Ủy ban gồm: Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Phó Chủ tịch Thường trực); ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế.

    bo truong nguyen kim son lam pho chu tich uy ban quoc gia ve tre em dspl 1
    Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

    Ủy viên gồm: Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực); ông Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; bà Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Y Vinh Tơr, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Đỗ Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; ông Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

    Ủy ban Quốc gia về Trẻ em được thành lập từ tháng 6/2017.

    Ủy ban Quốc gia về trẻ em có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em; đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

    Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

    Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quyền và các nhiệm vụ liên quan đến trẻ em; các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.

    Ủy ban Quốc gia về trẻ em làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.

    Thủy Tiên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-nguyen-kim-son-lam-pho-chu-tich-uy-ban-quoc-gia-ve-tre-em-a591698.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Tiếp nối tinh thần 10 năm đổi mới giáo dục

    Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Tiếp nối tinh thần 10 năm đổi mới giáo dục

    Sau 2 năm ứng phó với đại dịch, với nỗ lực của toàn ngành giáo dục 17 triệu học sinh trên cả nước đã được quay trở lại trường học, tiếp tục triển khai đúng lộ trình Chương trình GDPT 2018 và có những kết quả bước đầu. Nhân dịp Tết Quý Mão, Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL) đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về những thành tựu của ngành trong năm 2022 và kỳ vọng trong năm 2023.