1. Sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của bệnh thiếu máu và để khắc phục điều này cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn. Chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sản xuất hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, do đó, làm tăng số lượng hồng cầu.
Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giàu sắt sau: thịt nội tạng, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh sẫm màu...
2. Axit folic
Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 rất hữu ích trong việc làm tăng số lượng hồng cầu trong máu của bạn. Trong đó, mỗi người nên bổ sung từ 100 - 250 mcg axit folic cho cơ thể mỗi ngày nhằm đảm bảo lượng hồng cầu cần sản sinh. Đối với các chị em phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, lượng axit folic có thể tăng lên 400 mcg mỗi ngày, thậm chí mẹ bầu còn được khuyên ăn khoảng 600 mcg axit folic.
Để cung cấp đủ dưỡng chất này, mọi người có thể tham khảo các thực phẩm sau đây: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau xanh…
3. Vitamin B12
Vitamin B12 không chỉ quan trọng đối với chức năng não mà còn góp phần sản sinh hồng cầu mới. Do đó, hàm lượng vitamin B12 thấp có nguy cơ cản trở sự phát triển hoàn chỉnh của loại tế bào này. Đồng thời, nó còn có thể gây ra tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Những thực phẩm giàu vitamin B12 chúng ta nên sử dụng hàng ngày có thể kể đến: các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê; cá; các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như bơ, pho mát; trứng;...
4. Đồng
Để sử dụng sắt trong quá trình sản xuất tế bào máu, cơ thể sẽ cần đến khoáng chất đồng. Điều này cũng có nghĩa rằng nếu thiếu hụt đồng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt và nuôi dưỡng hồng cầu. Thực phẩm giàu đồng có thể kể đến như: thịt gia cầm, động vật có vỏ, gan động vật, đậu, quả anh đào, quả hạch,...
5. Vitamin A
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phụ nữ cần 700 mcg vitamin A mỗi ngày. Còn đối với nam giới, được các chuyên gia khuyến nghị lượng vitamin A tăng lên 900 mcg so với phái nữ.
Vitamin A cũng hỗ trợ việc sản xuất hồng cầu bằng cách tiếp cận với lượng sắt trong cơ thể chúng ta. Thực phẩm có nhiều vitamin A gồm có: các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina, khoai lang, bí đao, cà rốt, ớt đỏ, các loại trái cây như dưa hấu, dưa đỏ, bưởi,...
6. Vitamin C
Thực tế, vitamin C không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể. Tuy nhiên, đối với việc tăng hồng cầu, loại dưỡng chất này vẫn đóng vai trò nhất định giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn.
Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất là các thực phẩm thuộc nhóm rau củ và trái cây, bao gồm: Kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, cà chua, yrái cây họ cam quýt như bưởi, cam, quýt, chanh…
Linh Chi(T/h)