+Aa-
    Zalo

    Bộ GTVT kiến nghị sớm thu phí cao tốc TP.HCM- Trung Lương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo bộ GTVT, từ khi dừng thu phí, lưu lượng phương tiện trên cao tốc TP.HCM- Trung Lương tăng đột biến, kéo theo nhiều hành vi vi phạm luật giao thông.

    Theo bộ GTVT, từ khi dừng thu phí, lưu lượng phương tiện trên cao tốc TP.HCM- Trung Lương tăng đột biến, kéo theo nhiều hành vi vi phạm luật giao thông.

    Bộ Giao thông Vận tải (bộ GTVT) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ thông qua đề án thu phí đường cao tốc TP.HCM-Trung Lương và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, chấp thuận việc thực hiện thu phí trên tuyến đường này.

    Cao tốc TP.HCM- Trung Lương được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào năm 2011. Từ năm 2011 đến 31/12/2018, tuyến cao tốc này tổ chức thu phí thông qua trạm thu phí, được bán quyền thu phí trong giai đoạn 2014-2018 (hợp đồng bán quyền thu phí kết thúc vào ngày 31/12/2018).

    Cao tốc TP.HCM- Trung Lương. Ảnh: Tri thức Trực tuyến

    Ngày 28/12/2018, Thủ tướng ban hành công văn và có ý kiến chỉ đạo tạm dừng thu phí tại các trạm thu phí trên tuyến đường cao tốc TP.HCM-Trung Lương; giao bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất phương án cụ thể về quản lý, khai thác tuyến đường cao tốc này.

    "Việc tạm dừng thu phí làm giảm hiệu quả đầu tư xây dựng và khai thác tuyến cao tốc. Do đó, nhu cầu tiếp tục thu phí trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương để tăng cường hiệu quả khai thác, tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông trên tuyến là rất cấp thiết," bộ GTVT cho hay.

    Theo bộ GTVT, từ khi tạm dừng thu phí ngày 1/1/2019, lưu lượng phương tiện trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương tăng đột biến, kéo theo nhiều hành vi vi phạm luật giao thông. Phổ biến nhất là tình trạng phương tiện đi vào làn dừng khẩn cấp. Vận tốc thiết kế của cao tốc này là 120 km/h nhưng vận tốc thực tế chỉ đạt 60-70 km/h do lưu lượng phương tiện quá lớn (trước thời điểm dừng thu phí, vận tốc thực tế đạt 100 km/h).

    Cao tốc TP.HCM - Trung Lương khánh thành năm 2010, dài gần 62 km với 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Cao tốc này được thiết kế với vận tốc 120 km/giờ, kinh phí xây dựng hơn 9.000 tỷ đồng.

    Giai đoạn 2014-2018, quyền thu phí cao tốc được bán cho Tập đoàn Yên Khánh. Từ ngày 1/1/2019, tuyến cao tốc được dừng thu phí và giao lại cho Cục Quản lý đường bộ 4 quản lý.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gtvt-kien-nghi-som-thu-phi-cao-toc-tphcm--trung-luong-a329554.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan