+Aa-
    Zalo

    Bộ GD&ĐT quy định mới về vị trí việc làm trong trường học: Mỗi trường có 1 nhân viên tư vấn

    (ĐS&PL) - Theo Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT, việc bổ sung 1 vị trí việc làm tư vấn học sinh trong trường phổ thông nhằm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tư vấn học sinh trong các trường phổ thông.

    Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.

    Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2023.

    Quy định số lượng học sinh theo vùng

    Báo Tiền Phong dẫn thông tin từ Bộ GD&ĐT, việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

    Vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải đảm bảo đủ số lượng người làm việc theo định mức quy định tại Thông tư để thực hiện công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành.

    Thông tư quy định, những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm. Người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.

    Các quy định về định mức số lượng người làm việc cấp mầm non, phổ thông tại thông tư mới về cơ bản giữ ổn định đội ngũ hiện có, phù hợp với đặc thù của từng cấp học nhưng cũng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

    bo gd dt quy dinh moi ve vi tri viec lam trong truong hoc moi truong co 1 nhan vien tu van dspl 9
    Bộ GD&ĐT quy định mới về vị trí việc làm trong trường học: Mỗi trường có 1 nhân viên tư vấn. Ảnh minh họa 

    Thông tư quy định số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

    Cụ thể, vùng 1: bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

    Vùng 2: bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

    Vùng 3: bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

    Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.

    Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.

    Căn cứ quy định chia vùng, UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông.

    Đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng quy định thì UBND tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/ lớp phù hợp với thực tế.

    Mỗi trường có 1 nhân viên tư vấn

    Một điểm đáng chú ý tại thông tư mới của Bộ GD&ĐT lần này là bổ sung 1 vị trí việc làm tư vấn học sinh.

    Báo Thanh niên dẫn thông tin từ Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cho hay, việc bổ sung 1 vị trí việc làm tư vấn học sinh trong trường phổ thông nhằm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tư vấn học sinh trong các trường phổ thông, theo quy định tại Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GD&ĐT.

    Theo Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, việc bổ sung người làm nhiệm vụ tư vấn học sinh thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến công tác tư vấn tâm lý học đường trong bối cảnh những bất ổn tâm lý trong học sinh là vấn đề nhức nhối trong thời gian qua với những biểu hiện tiêu cực như bạo lực học đường, tình trạng bắt nạt trên mạng, học sinh bị rối nhiễu tâm lý dẫn tới các hành vi lệch lạc, tiêu cực…

    Bên cạnh đó, vị trí việc làm giáo vụ cũng được xác định ở cấp học tiểu học, THCS thay vì chỉ có ở cấp THPT và trường chuyên biệt, nhằm giảm áp lực một số công việc quản lý hành chính đối với học sinh của giáo viên các cấp học này.

    Thủy Tiên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gd-dt-quy-dinh-moi-ve-vi-tri-viec-lam-trong-truong-hoc-moi-truong-co-1-nhan-vien-tu-van-a600565.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan