+Aa-
    Zalo

    Bộ Công Thương: Sẽ xử căn bản 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ trong năm 2018

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là điểm hạn chế trong phát triển của ngành.

    Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là điểm hạn chế trong phát triển của ngành.

    Tại hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai nhiệm vụ 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đưa ra 9 nhiệm vụ mà ngành Công Thương phải làm năm 2018, tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

    Đó là tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành công thương một cách thực chất, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hoàn thành việc xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém của các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương; tiến hành tà soát, cân đối lại tổng thể cơ cấu các nguồn năng lượng và thực hiện các cơ chế chính sách, biện pháp để bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu trong ngành Công Thương theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tập trung xử lý một cách căn bản hơn các vấn đề về xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ngoài nước; thực hiện đổi mới một cách căn bản công tác theo dõi, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam; nhanh chóng tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo mô hình mới gắn với thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn cả nước; tổ chức triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tiếp tục tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, khơi dậy các nguồn lực phục vụ cho phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại.

    12 dự án nghìn tỷ thua lỗ của ngành Công Thương: Lỗ hơn 16.000 tỷ đồng, nợ hơn 55.000 tỷ đồng. Ảnh: Thanh niên

    Được biết, 12 dự án thua lỗ ở Bộ Công Thương gồm: 5 dự án của Petro Vietnam là nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất, dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ, dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước, và Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS);

    Hai dự án thép là nhà máy thép Việt - Trung (VTM) và dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

    4 dự án của Vinachem là Đạm Ninh Bình, dự án cải tạo và mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng;

    Cuối cùng là Nhà máy bột giấy Phương Nam dù đã qua hai lần tổ chức bán đấu giá tài sản nhưng đều không thành công.

    Theo đó, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án là 43.673,63 tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63.610,96 tỷ đồng (tăng 45,65%).

    Vốn vay các ngân hàng trong nước 41.801,24 tỷ đồng, trong đó vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 16.858,63 tỷ đồng và vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là 6.617,24 tỷ đồng.

    Theo Bộ Công Thương, tính đến 31-12-2016, tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất là 16.126,02 tỷ đồng, tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là 3.985,14 tỷ đồng; tổng tài sản của 12 nhà máy 57.679,02 tỷ đồng; Và tổng nợ phải trả 55.063,38 tỷ đồng.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-cong-thuong-se-xu-can-ban-12-du-an-ngan-ty-thua-lo-trong-nam-2018-a216536.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan