+Aa-
    Zalo

    Bỏ 300 nghìn mua mớ “giẻ rách” ông lão không ngờ đó là "khó báu" 3.300 tỷ đồng

    (ĐS&PL) - Mua đống "giẻ rách" với giá 300 nghìn, ông lão không ngờ đó là kho báu khổng lồ. Túng quẫn, ông bán đi, 4 năm sau mới biết sự thật rồi qua đời.

    Trong lịch sử Trung Hoa, phủ Hòa Thân, hay còn gọi là Cung Vương phủ thời nhà Thanh, nổi danh là một trong những biệt phủ xa hoa bậc nhất. Với diện tích rộng lớn hơn 60.000 mét vuông, nơi đây tàng trữ vô số cổ vật, vàng bạc và châu báu quý giá. Tuy nhiên, vào những năm cuối triều Thanh, khi chính sự bất ổn, lòng dân ly tán, sự thịnh vượng của triều đại dần suy thoái. Trong bối cảnh đó, Hòa Thân quyết định tổ chức một buổi đấu giá toàn bộ bảo vật trong phủ. Những món đồ từng là niềm ao ước của bao người nay được đem ra trao đổi, thu hút đông đảo giới sưu tầm đổ về tranh giành. Hàng loạt bức tranh quý giá như "Du mục thiếp" của Vương Hy Chi hay "Chiếu dạ bạch đồ" của Hàn Kiều nhanh chóng tìm được chủ nhân mới.

    Hàng loạt bức tranh quý được rao bán với giá hời. Ảnh: Sohu

    Hàng loạt bức tranh quý được rao bán với giá hời. Ảnh: Sohu

    Giữa đám đông náo nhiệt, Chu Khải Kiềm (1871-1964), một chuyên gia đồ cổ nổi tiếng thời bấy giờ, cũng có mặt với mong muốn sưu tầm những cổ vật và di vật văn hóa. Thế nhưng, khi ông đến nơi, gần như tất cả bảo vật đã được bán hết, Cung Vương phủ chỉ còn lại một đống đổ nát. Chu Khải Kiềm thất vọng định ra về thì bất ngờ phát hiện một đống "giẻ rách" trong góc thùng rác. Với con mắt tinh tường của mình, ông nhận ra giữa mớ "giẻ rách" đó ẩn chứa một bảo vật vô giá: bức "Sơn trà kiệp điệp đồ" của Chu Khắc Nhu, một tác phẩm mô phỏng kỹ thuật dệt tơ màu thành hoa văn trên lụa nổi tiếng thời Nam Tống. Hơn nữa, trong đống "rác" này còn có nhiều bức họa thêu quý giá không kém. Cuối cùng, Chu Khải Kiềm quyết định chi 100 đồng đại dương (tương đương khoảng 300.000 VNĐ thời điểm hiện tại) để sở hữu "mớ giẻ rách" bị người khác bỏ đi, bao gồm bức "Sơn trà kiệp điệp đồ" và hơn 100 bức tranh thêu quý khác.

    Những tưởng là đồ bỏ đi nhưng ít ai biết đây chính là "kho báu đắt giá". Ảnh: Sohu

    Những tưởng là đồ bỏ đi nhưng ít ai biết đây chính là "kho báu đắt giá". Ảnh: Sohu

    Việc Chu Khải Kiềm sở hữu một bộ sưu tập tranh thêu quý hiếm nhanh chóng lan rộng. Nhiều nhà buôn đồ cổ đã tìm đến ông, đề nghị những mức giá hấp dẫn để mua lại. Tuy nhiên, Chu Khải Kiềm vẫn kiên quyết từ chối. Thế nhưng, cuộc đời luôn chứa đựng những biến cố khó lường. Sau một thời gian gặp khó khăn về tài chính, Chu Khải Kiềm buộc phải bán đi toàn bộ bộ sưu tập tranh thêu với giá 100.000 NDT (tương đương hơn 330 triệu đồng).

    Vào những năm cuối đời, Chu Khải Kiềm tình cờ nghe được tin Bảo tàng Cố Cung đã sưu tầm lại toàn bộ những bức tranh mà ông từng bán, và chúng đang được trưng bày tại đó. Thị trường đồ cổ thời bấy giờ ước tính giá trị bộ tranh này không dưới 1 tỷ NDT (tương đương hơn 3.300 tỷ đồng). Ông đã vô cùng sửng sốt khi biết tin này. Ông không thể tin rằng những "mảnh giẻ rách" mà mình từng nhặt được lại có giá trị lớn đến như vậy. Nỗi tiếc nuối và hối hận trào dâng, bao trùm lấy ông. Chỉ bốn năm sau khi biết tin, Chu Khải Kiềm qua đời, mang theo niềm tiếc nuối khôn nguôi về món hời "từ trên trời rơi xuống" mà ông đã bỏ lỡ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bo-300-nghin-mua-mo-gie-rach-ong-lao-khong-ngo-o-la-kho-bau-3-300-ty-ong-a496370.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan