Gan là bộ phận lớn nhất trong cơ thể của con người, vì vậy rất cần các bí quyết để gan phòng bệnh hiệu quả và đặc biệt các thực phẩm giúp gan khỏe mạnh hơn.
"Dưỡng gan chính là dưỡng mệnh"
Được biết tới với vai trò là "nhà máy hóa chất" bên trong chúng ta, chức năng sinh lý chủ yếu của gan có đến hơn 1500 loại.
Đây là nơi tập hợp và phân giải protein, enzym cùng nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, các tế bào gan còn tiết ra dịch mật nhằm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Cùng với đó, cơ quan này còn có chức năng tích trữ các chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất béo, đường…
Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh của gan luôn nằm ở mức cao. Hoạt động càng vất vả bao nhiêu, gan càng dễ "bị lỗi" bấy nhiêu. Bởi đây là cơ quan phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều chức năng, nhiệm vụ nặng nề.
Một số bệnh lý phổ biến và nguy hiểm về gan thường là: Viêm gan siêu vi như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan E… Cùng với đó còn có viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc…
Trung y quan niệm: "Dưỡng gan chính là dưỡng mệnh". Nếu như chức năng chuyển hóa của gan không hoạt động bình thường, các chất dinh dưỡng cần thiết cũng không được cung cấp kịp thời, những cơ quan khác đều không thể duy trì công năng cần thiết.
Ví dụ, khi gan không được cung cấp đủ máu, cơ thể sẽ phải gánh nhiều hậu quả có thể dễ dàng nhận thấy như khô mắt, dại mắt, làm khô, cong móng tay... Bên cạnh đó, nếu chức năng thải độc của gan không hoạt động bình thường, các độc tố sẽ đọng lại trong cơ thể gây vàng da, mệt mỏi…
Diễn biến quá trình phát triển của các bệnh lý về gan. (Ảnh: nguồn Internet).
Vì vậy, muốn có một thân thể khỏe mạnh, điều kiện tiên quyết đầu tiên chính là bảo vệ tốt lá gan.
Tình trạng của gan cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng. Khi thường xuyên cảm thấy tâm trạng không tốt kèm theo các triệu chứng như thường xuyên thở dài, mệt mỏi, chán ăn… thì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh "can khí tích tụ". Vào lúc này, bạn nên tăng cường vận động, duy trì tâm trạng tích cực và bổ sung các thực phẩm dưỡng gan.
Can khí không đủ còn gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khiến dạ dày không hoạt động bình thường, gây chướng bụng, chán ăn. Lúc này, bạn nên dùng thuốc dưỡng gan theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tăng cường vận động. Lưu ý rằng, thường xuyên đi bộ là một hình thức thể dục rất có lợi cho gan.
Bốn bí quyết để nuôi dưỡng một lá gan khỏe mạnh
Một, ẩm thực cân đối. Để dưỡng gan và bảo vệ gan nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và protein, đặc biệt là các loại trái cây tươi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quản lý tốt lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, tránh ăn nhiều thực phẩm giàu calo để hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy hơi, không tốt cho gan.
Các loại rau xanh có thể trung hòa thuốc trừ sâu, kim loại nặng và hóa chất độc hại khác và do đó tăng thêm hiệu quả cho chức năng gan. (Ảnh minh họa).
Hai, tập thể dục sau khi thức dậy. Việc rèn luyện cơ thể vào buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là lá gan. Bởi đây là khoảng thời gian gan hoạt động tích cực. Vì thế việc vận động lúc này sẽ giúp gan điều chỉnh đến trạng thái tốt nhất. Thối quen thường xuyên ngủ dậy muộn và lười vận động sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
Ba, thư giãn đúng lúc. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể duỗi người, vận động gân cốt để khí huyết lưu thông. Thường xuyên đạp xe đạp cũng giải pháp đơn giản và hữu hiệu để dưỡng gan.
Bốn, massage huyệt vị. Mỗi ngày kiên trì vỗ Đảm kinh (đường kinh lạc của mật), nằm ở hai bên cơ thể. Dùng hai tay vỗ nhẹ hai bên chân trái phải mỗi bên 50 lần để giúp gan tăng nhanh tiết dịch mật, nâng cao chức năng hấp thu của cơ thể, đồng thời giúp điều chỉnh tâm tình, giảm căng thẳng.
Thực phẩm cho một lá gan khỏe mạnh
Gan là bộ phận lớn nhất trong cơ thể của con người, là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giải và bài tiết các chất độc trong cơ thể. Cung cấp những loại thực phẩm có lợi cho gan cũng là tăng sức khỏe cho cơ thể của chính bạn
Được xem là bộ phận quan trọng, là cơ quan có có nhiều chức năng như: giải độc cho cơ thể, điều chỉnh lượng chất béo, cân bằng nội tiết tố, trợ giúp tiêu hóa… Gan là nơi tiếp nhận dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Một khi gan không còn khỏe mạnh thì các cơ quan khác cũng phải chịu ảnh hưởng theo. Có nhiều cách để bạn mang lại sự khỏe mạnh cho lá gan của mình, có thể là quá trình tập luyện, lối sống hay là một chế độ ăn uống cân đối, hợp lí..những nhân tố này ít nhiều tác động đến quá trình hoạt động của gan.
Để gan luôn khỏe mạnh và không gặp nhiều bệnh tật thì chế dộ ăn hằng ngày, cần bổ sung thêm những thực phẩm có lợi như:
Thực phẩm giàu beta carotene
Beta caritene là một loại tiền sinh tố của vitamin A, được tìm thấy nhiều trong thực vật. Nó hoạt động như một chất chống ô-xy hóa rất hiệu quả. Tiền chất này sẻ giúp cơ thể chống lại các bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, làm sạch gan rất hiệu quả. Beta carotene đóng vai trò chính trong việc tạo nên màu đậm ở thực vật như màu đỏ, màu cam, màu vàng…
Bạn có thể tăng cường bổ sung beta carotene qua các loại thực phẩm: cam, mơ, dưa, cả rốt, gấc, các loại ớt hay rau dền, rau đay…Đây là những thực phẩm quen thuộc hằng ngày với nhiều chị em nội trợ nên không khó trong việc tìm kiếm và sử dụng chúng. Để được cung cấp một hàm lượng dưỡng chất tốt và gan tiếp nhận những chất có độ dinh dưỡng cao thì khi chế biến nên chọn các loại rau, củ có màu sắc tươi sáng, ít sử dụng chất kích thích sẻ có hiệu quả cao hơn.
Các loại thực phẩm chứa vitamin như B, C, E
Để tăng cường sức khỏe cho gan, bạn cần ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin như B, C, E.. Các loại vitamin này đóng vai trò quan trọng như một chất chống ô-xy hóa, loại trừ các chất tự do, giúp làm sạch gan, ngăn ngừa bệnh cho gan. Vitamin B sẻ thúc đẩy quá trình hoạt động của gan, vitamin B12 sẻ giúp gan chuyển hóa chất béo cũng như cải thiệc các chức năng khác cho gan rất hữu hiệu.
Bạn có thể bổ sung các loại vitamin này trong các loại rau xanh như bina, măng tây, bông cải, các loại trái cây như cam, đu đủ, khế, cà chua…hay các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, bơ, hạnh nhân, lúa mạch, gạo lứt…
Các thực phẩm giàu chất xơ
Ngoài các thực phẩm có chứa beta carotene và các loại vitamin thiết yếu thì chất xơ cũng đóng một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho lá gan của bạn. Chất xơ có khả năng thẩm thấu nước, kích thích nhu động ruột non, ruột già, kích thích quá trình tiêu hóa nên chống táo bón rât hiệu quả. Có hai loại chất xơ: chất xơ tan được trong nước và chất xơ không tan được trong nước. Tùy vào các loại thực phẩm khác nhau mà sản sinh ra những chất xơ khác nhau nhưng chúng đều có lợi cho sức khỏe của con người. Bổ sung chất xơ hằng ngày cho cơ thể sẻ làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng, béo phì, tiểu đường…
Những thực phẩm nên tránh
Đối với các loại thực phẩm có chất kích thích cao như rượu, bia, đồ nóng, chiên, xào, nhiều gia vị… thì nên hạn chế. Bởi chúng là những“kẻ thù” lớn nhất của lá gan. Chúng là nhân tố làm suy yếu và gây nên những bệnh không tốt cho gan như ung thư, viêm gan, xơ gan…phổ biến như hiện nay. Mỗi bưa, cũng không nên ăn quá no khiến cho gan phải vất vả trong quá trình tiêu hóa.
Ngoài việc cung cấp những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và các loại chất khoáng thì chúng ta cũng cần quan tâm tới phương pháp làm sạch gan bằng việc uống nhiều nước. Nước sẻ giúp thanh lọc cũng như giải phóng các loại độc tố trong cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp một cách hiệu quả nhất. uống nước đầy đủ còn giúp bài thải được các độc tố, ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư. Đối với chế độ ăn, chúng ta cần phải có một chế độ ăn hợp lý, được thay đổi thường xuyên cho hợp khẩu vị mà vẫn cung cấp đầy đủ chất cần thiết. Một quá trình hoạt động hợp lý, lành mạnh và chế dộ ăn căn bằng không chỉ là nhân tố giúp bảo vệ lá gan mà còn cho tất cả các bộ phận khác trên cơ thể. Sự phát triển đồng đều ấy sẻ giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Gan là bộ phận lớn nhất trong cơ thể của con người, có kích thước bằng khoảng một quả bóng. Gan nằm ở vùng bụng bên phải, phía dưới chiếc xương sườn thấp nhất và cơ hoành, đây là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng tự tái tạo lại những tế bào đã mất. Chỉ trong vòng vài tuần, khoảng 3/4 lá gan có thể bị cắt bỏ và nhanh chóng phát triển trở lại như kích thước và hình dạng như ban đầu. Nhưng một lá gan bị hư tổn thì sẽ không còn khả năng tự tái tạo
Gan giúp cơ thể tiêu hóa các chất carbonhydrate, protein, chất béo; dự trữ một số loại vitamin, khoáng chất, đường, chất béo cho cơ thể; sản xuất, bài tiết cholesterol; giúp cơ thể giải các độc chất nguy hiểm từ các loại thuốc như thuốc trừ sâu, sơn nhà, chất cồn và cá chất độc từ môi trường; tạo ra bạch huyết, có tác dụng làm đông máu nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu trong trường hợp cơ thể bị thương hoặc có vết cắt…