+Aa-
    Zalo

    Bị cướp nhưng không trình báo, có đáng bị xử lý?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Bị cướp mà không trình báo không thể là căn cứ để truy cứu hành vi không tố giác tội phạm hoặc tội không tố giác tội phạm” đó là ý kiến của Luật sư Lê Quốc Đạt (Đoàn Luậ

    “Bị cướp mà không trình báo không thể là căn cứ để truy cứu hành vi không tố giác tội phạm hoặc tội không tố giác tội phạm” đó là ý kiến của Luật sư Lê Quốc Đạt (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội).

    Cuối tháng 4, ông Lê Hoàng Phong - Giám đốc Xí nghiệp Điện nước huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) bị 2 đối tượng lạ mặt, chặn đường cướp chiếc xe tay ga mà ông Phong đang chạy. Sau khi bị cướp, ông Phong về nhà, không đến trình báo với cơ quan chức năng về chuyện bị cướp xe.

    Đối tượng cướp xe ông Phong mang lên Đồng Nai, tìm người bán nhưng không ai mua, nên ngày 28/4 vừa rồi, đối tượng này mang xe ông Phong về nhà ở Chợ Mới... chờ cơ hội tìm người bán. Khi đối tượng mang xe ông Phong về nhà, cha đối tượng cướp xe ông Phong thấy con chạy xe lạ nên tra hỏi mới biết là xe gian… nên người cha đã đến công an trình báo vụ việc.

    Đáng chú ý là sau khi công an truy tìm bị hại, cơ quan chức năng bất ngờ khi nạn nhân trong vụ cướp là ông Lê Hoàng Phong – Giám đốc Xí nghiệp Điện nước huyện Chợ Mới. Lực lượng chức năng tỉnh này, đặt dấu hỏi vì sao vị cán bộ này không trình báo sự việc bị cướp xe với cơ quan công an?

    Luật sư Lê Quốc Đạt (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)

    Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới chia sẻ với báo chí: UBND huyện đã nắm vụ việc, hiện Công an huyện Chợ Mới đang thụ lý. Sau khi Công an làm việc xong, hoàn thành hồ sơ vụ án và có kiến nghị với Ủy ban, khi đó chúng tôi căn cứ vào quy định pháp luật, quy định về tổ chức Đảng, lúc đó mới có quyết định kỷ luật hay không và hình thức kỷ luật thế nào đối với hành vi không tố giác tội phạm của ông Phong.

    Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Lê Quốc Đạt (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng: Trong trường hợp này, ông Phong không trình báo về tội phạm chứ không phải là tố giác tội phạm.

    Chỉ coi là tố giác, khi biết rõ về tội phạm. Như thông tin đã biết thì ông phong không biết rõ về tội phạm. Về khía cạnh tâm lý, thì người bị cướp có thể là người bị tê liệt về ý chí, họ sợ hãi bị trả thù, ngại ngần trong quá trình tìm lại tài sản vì hành trình này trên thực tế rất khó khăn và phức tạp. Khả năng tìm lại tài sản là rất hiếm nhưng công sức bỏ ra là rất nhiều.

    Bị cướp mà không trình báo không thể là căn cứ để truy cứu hành vi không tố giác tội phạm hoặc tội không tố giác tội phạm. Bởi vì trong vụ án này, ông Phong đã là bị hại, ông Phong không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong một tội danh khác cùng liên quan đến hành vi này. Một người không thể đảm nhiệm hai vai vừa là bị hại vừa là bị cáo liên quan đến cùng một hành vi.

    Có ý kiến cho rằng, vì ông Phong là giám đốc một công ty trực thuộc nhà nước nên việc tăng hay giảm tài sản phải khai báo. Việc mất đi tài sản mà không khai báo, là có dấu hiệu không minh bạch?

    Luật sư Đạt cho rằng: Xe máy là tài sản khi mua bán cần đăng kí. Việc đăng kí xe máy đã khẳng định sự minh bạch. Khai báo tài sản thì phải theo các quy định của Đảng...  Những biện minh khác về việc đòi xử lý ông Phong là sai luật. Tôi cho rằng có sự thù ghét cá nhân hoặc vận dụng pháp luật quá tay trong trường hợp này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-cuop-nhung-khong-trinh-bao-co-dang-bi-xu-ly-a188958.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan